Hải Dương: Dự kiến sáng 20/5 cắt băng xuất khẩu vải Thanh Hà tại ga Cao Xá
Dự kiến sáng 20/5, Lễ mở vườn vải xuất khẩu và Hội thi thu hái vải sẽ tổ chức tại xã Thanh Quang (Thanh Hà, Hải Dương). Nét mới năm nay là sự kiện cắt băng xuất khẩu vải Thanh Hà sẽ được tổ chức tại ga Cao Xá, xã Cao An (Cẩm Giàng), đây là ga liên vận quốc tế.
Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương đã phối hợp huyện Thanh Hà tổ chức hội nghị bàn kế hoạch tổ chức Lễ mở vườn vải xuất khẩu; hội thi thu hái vải và cắt băng xuất khẩu vải Thanh Hà năm 2024.
Hội nghị thống nhất dự kiến tổ chức các sự kiện trên trong sáng 20/5 với khoảng 300 khách mời tham dự. Trong đó, Lễ mở vườn vải xuất khẩu và Hội thi thu hái vải tổ chức tại xã Thanh Quang (Thanh Hà). Nét mới năm nay là Lễ cắt băng xuất khẩu vải Thanh Hà sẽ được tổ chức tại ga Cao Xá, xã Cao An (Cẩm Giàng), là ga liên vận quốc tế.
Đây là sự kiện nhằm tạo điểm nhấn quảng bá vải thiều Thanh Hà nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung, giúp việc tiêu thụ vải năm 2024 và các năm tiếp theo thuận lợi.
Sự kiện cũng nhằm tuyên truyền, quảng bá du lịch trải nghiệm vải thiều với du khách trong nước và nước ngoài. Đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá chất lượng, thương hiệu, qua đó kích cầu tiêu thụ vải thiều Thanh Hà trong nước và xuất khẩu.
Trước đó, ngày 12/3, Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam và Hợp tác xã Hệ sinh thái nông nghiệp phát triển bền vững DAS (tỉnh Bình Thuận) - doanh nghiệp xuất khẩu vải sang thị trường Mỹ, Canada về thăm, tìm hiểu vải sớm tại vùng sản xuất vải theo tiêu chuẩn GlobalGAP ở xã Thanh Quang (huyện Thanh Hà).
Tại đây, đại diện các đơn vị đánh giá cao quy trình sản xuất vải sớm về khâu tổ chức canh tác, ghi nhật ký điện tử để truy xuất nguồn gốc và tin tưởng chất lượng vải. Dự kiến ngày 20/5, Hợp tác xã Hệ sinh thái nông nghiệp phát triển bền vững DAS sẽ xuất khẩu khoảng 5 - 10 container vải Thanh Hà đi Mỹ và 400 tấn sang Canada bằng đường hàng không.
Cũng trong dự kiến, vào đầu tháng 4, các chuyên gia của Israel sẽ về Thanh Hà hướng dẫn nông dân cách bảo quản vải xuất khẩu. Vải xuất khẩu sang 2 thị trường này phải có chứng nhận GlobalGAP và được chiếu xạ theo quy định của đối tác nhập khẩu.
Nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm quả vải thiều và các sản phẩm OCOP tiêu biểu huyện Thanh Hà tới mọi miền đất nước, cùng với sự giao thương phát triển ra thị trường quốc tế; góp phần phát triển thương mại, dịch vụ, tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế - văn hóa - xã hội ngày càng phát triển, UBND huyện Thanh Hà cũng đã ban hành kế hoạch tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm vải thiều và các sản phẩm OCOP tiêu biểu của huyện năm 2024. Theo đó, trong tháng 5 sẽ tổ hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm vải thiều Thanh Hà.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương cho biết, năm 2024, Hải Dương có 8.850 ha vải. Trong đó có 2.700 ha vải sớm và 6.150 ha vải thiều chính vụ. Riêng diện tích vải sớm của huyện Thanh Hà là 1.700 ha gồm vải u trứng trắng, u trứng gai, u hồng, tàu lai.
Trà vải sớm tỷ lệ ra hoa đạt khoảng 80%, nhiều diện tích đã đậu quả; sản lượng ước đạt 35.000 - 40.000 tấn, dự kiến bắt đầu thu hoạch từ ngày 15 - 20/5 tới. Trà vải thiều chính vụ đang tiếp tục ra hoa… Huyện Thanh Hà cũng đã được cấp 167 mã số vùng trồng vải để phục vụ xuất khẩu.
Ngọc MỹCác nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển biến và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Hoa Kỳ hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11 tại Việt Nam, với hơn 1.400 dự án có tổng vốn đầu tư gần 12 tỷ USD.