Hải Dương: Không để đứt gãy chuỗi sản xuất tại các khu công nghiệp

Địa phương
01:59 PM 01/06/2021

UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu gắn trách nhiệm của người đứng đầu công ty, doanh nghiệp (DN) trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, đảm bảo hoạt động tránh đứt gãy chuỗi sản xuất tại các KCN, nhất là của các tập đoàn lớn…

Ngày 31/5/2021, UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 tại các KCN trên địa bàn tỉnh.

Để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong các KCN, UBND tỉnh yêu cầu gắn trách nhiệm của người đứng đầu công ty, DN trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, đảm bảo hoạt động tránh đứt gãy chuỗi sản xuất tại các KCN, nhất là của các tập đoàn lớn, ảnh hưởng đến kinh tế của tỉnh.

Hải Dương: Không để đứt gãy chuỗi sản xuất tại các khu công nghiệp - Ảnh 1.

Công nhân các KCN tỉnh Hải Dương thực hiện nghiêm công tác phòng, chống COVID-19.

Theo đó, các DN xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch chi tiết cho từng bộ phận xưởng phù hợp với điều kiện thực tế; nêu cụ thể những tình huống có thể xảy ra; tổ chức diễn tập một số tình huống phòng, chống dịch như: diễn tập hoạt động của tổ An toàn COVID-19; diễn tâp xử lý khi có một trường hợp nghi ngờ mắc bệnh xảy ra trong lúc đang sản xuất; diễn tâp trong tình huống một dây chuyền sản xuất, một phân xưởng hoặc cả DN bị đóng cửa, tổ chức cách li tạm thời tại chỗ toàn bộ công nhân (trong một vài ngày) cho đến khi các cơ quan chức năng bố trí được địa điểm cách li.

DN ký cam kết với UBND cấp huyện (trên địa bàn thuộc huyện đó quản lý) về thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đối với DN ngoài KCN, ký cam kết với Ban quản lý KCN về thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đối với DN trong KCN; thường xuyên đánh giá nguy cơ lây nhiễm theo Bộ tiêu chí được ban hành tại Quyết định số 572/QĐ-UBND tỉnh ngày 16/2/2021 của UBND tỉnh Hải Dương.

DN cũng phải thành lập và duy trì hoạt động có hiệu quả Tổ An toàn COVID-19, tuyên truyền, giám sát các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh trong DN (sốt, ho, đau họng…) hướng dẫn cách li và lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ngay; khi phát hiện người lao động nước ngoài nhập cảnh trái phép phải khai báo ngay cho người phụ trách DN và chính quyền địa phương; xây dựng chế tài xử phạt, kỷ luật nghiêm khắc người lao động vi phạm quy định phòng, chống dịch.

Cùng với đó, người lao động ký cam kết thực hiện các biện pháp phòng, chống COVID-19 với DN cũng như chính quyền địa phương nơi cư trú, tạm trú. Đối với công nhân, người lao động có tiếp xúc với chuyên gia nước ngoài (trong thời gian chuyên gia nước ngoài được giám sát y tế) phải khai báo cho y tế của công ty và nơi cư trú, lưu trú. Khi phát hiện người lao động nước ngoài nhập cảnh trái phép phải khai báo ngay cho người phụ trách doanh nghiệp và chính quyền địa phương…

Tại địa phương nơi công nhân, người lao động cư trú, tạm trú chính quyền phải nắm được từng công nhân, người lao động cư trú, tạm trú (đặc biệt là công nhân, người lao động tạm trú) và gia đình họ trên địa bàn; yêu cầu công nhân, người lao động và gia đình ký cam kết thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn dân cư.

Quang Dũng
Ý kiến của bạn
Internet Day 2024: Bứt phá với DC, Cloud, 5G & AI Internet Day 2024: Bứt phá với DC, Cloud, 5G & AI

Ngày 27/11, tại Hà Nội, sự kiện thường niên Internet Day 2024 sẽ diễn ra với chủ đề "Bước tiến mới cho Internet Việt Nam (Bứt phá với DC, Cloud, 5G & AI)". Đây là cơ hội để ngành công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam nhìn lại những thành tựu và đặt nền móng cho những bước phát triển đột phá trong thời đại công nghệ kết nối hiện đại.