Hải Dương: Ngôi đền thiêng trong thành phố
Thôn Trắc Châu, xã An Châu ở trục tiếp nối này còn có một ngôi đền cổ thờ danh tướng Trần Quốc Tảng (1252-1313), ông là con trai thứ ba của Đại Anh hùng dân tộc, Hưng Đạo Đại Vương, Quốc công tiết chế Trần Quốc Tuấn. Ông đã có công lớn trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông của dân tộc thế kỷ XIII.
Ở bến Hàn, phía tiếp giáp 3 xã An Châu, Thượng Đạt và thị trấn Nam Sách, thời chiến tranh chúng tôi gọi vui đây là ngã ba "Đông Dương" của huyện Nam Sách. Vị trí này cách mục tiêu cầu Phú Lương là trọng điểm bắn phá của không quân Mỹ khoảng hơn 1 km đường chim bay, là khớp nối trung chuyển từ đường 5A vào đường 5B đi Hải Phòng, Quảng Ninh.
Thôn Trắc Châu, xã An Châu ở trục tiếp nối này còn có một ngôi đền cổ thờ danh tướng Trần Quốc Tảng (1252-1313), ông là con trai thứ ba của Đại Anh hùng dân tộc, Hưng Đạo Đại Vương, Quốc công tiết chế Trần Quốc Tuấn. Ông đã có công lớn trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông của dân tộc thế kỷ XIII.
Tuy nhiên, cho tới nay việc ông hóa ở đâu còn có nhiều ý kiến khác nhau, do xác định tên địa danh Trắc Châu, An Châu, huyện Thanh Lâm bị nhầm lẫn là tại Mỏ Cọc 6, Cửa Ông, tỉnh Quảng Ninh, đã làm cho hậu thế bị lúng túng. Nhà thơ Trần Nhuận Minh (quê xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương), nguyên là Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh, trong bài viết đăng trên tạp chí Hồn Việt ngày mùng 6/1/2010 kể rằng: Năm 1959, tôi học lớp 7, ngày ấy thầy trò trường tôi thực hiện chỉ đạo của trên, tát cạn ao trời rộng mênh mông ở Bến Hàn để cấy lúa, vì nhà xa phải nghỉ trọ lại, nhờ thế mà tôi mới biết, thôn Trắc Châu, xã An Châu chính là khu vườn nhãn ngày xưa, nơi đóng quân của Trần Quốc Tảng, thời Trần.
Tôi đã vào thăm ngôi đền thờ ông, nhà cấp 4, tường xây mái ngói ba gian, thấp, nhỏ nằm ngay dưới chân đê bến Hàn. Vì nơi đây rất linh thiêng, nên vẫn được bảo tồn, qua cải cách ruộng đất, nghe các cụ già làng cho hay thì thời Trần, đây chỉ là cái miếu nhỏ - ông viện dẫn tiếp - trong tập sách "Truyện cổ dân gian Nam Sách" nhà nghiên cứu văn học dân gian Nguyễn Hữu Phách chủ biên, ấn hành năm 2000, trang 52, 53 có chép: "Theo Lê Mậu Cường thì tảng đá và mũ đá trong dã sử ghi, khi ông hóa đã trôi dạt vào thôn Trắc Châu, xã An Châu, huyện Thanh Lâm, nay là huyện Nam Sách. Năm 2007, tại kỳ họp thứ 10, khóa 14, Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương đã quyết nghị "Chuyển xã An Châu về thành phố Hải Dương" và từ đó nhân dân ở đây đã lập miếu thờ ông ở đó. Nhà Sử học Vũ Ngọc Khánh còn khẳng định "nơi ấy chính là vườn nhãn, một nơi rất quan trọng trong cuộc đời của Trần Quốc Tảng".
Nhà thơ Trần Nhuận Minh viết tiếp: "Đọc truyện cổ này tôi hiểu, đây là khu vực luyện quân bí mật của ông, rồi từ đây ông đem quân tiến về sông Bạch Đằng đánh thẳng vào trại giặc phá tan quân Nguyên Mông, góp công vào đại thắng lịch sử ngày mùng 8 tháng 3 năm Mậu Tý".
Nhiều sách còn ghi: "Cuối đời ông trở về thăm nơi đóng quân cũ rồi mất ở đây". Vào năm 1900, dưới triều vua Thành Thái nhà Nguyễn cũng xác định viết như sau: "Ông (Trần Quốc Tảng) lập đền ở xã Trắc Châu, huyện Thanh Lâm (tức thôn Nam Sách ngày nay)".
Theo sách "Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XX" của Viện Hán Nôm, thì: Từ đầu thế kỷ XX về trước huyện Nam Sách các xã phía Bắc thuộc huyện Chí Linh, các xã phía Nam thuộc huyện Thanh Lâm. Trong đó thôn Trắc Châu thuộc tổng Trắc Châu, địa danh vườn vải thuộc thôn Trắc Châu, xã An Châu, huyện Thanh Lâm xưa. Sau là Nam Sách, nay thuộc thành phố Hải Dương, chính là nơi Trần Quốc Tảng đã mất.
Tuy nhiên, để giải tỏa các vấn đề nghi vấn của lịch sử, ngày 4/8/2020, tôi đã gặp ông An Văn Mậu, hiện là Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hải Dương để hiểu rõ thêm, ông cho biết: "Việc lập đền thờ các danh nhân, danh tướng của dân tộc để tưởng nhớ công lao của tiền nhân với đất nước gọi là di sản chia ra hai loại:
1 - Là di sản gốc, gồm các chi tiết quy định:
A, Đền thờ lập tại nơi danh tướng, danh nhân sinh ra.
B, Hoặc nơi chết (gọi là hóa).
C, Hoặc nơi đóng quân, công tác cụ thể.
2 - Là nơi lập đền thờ vọng:
Do nhân dân ngưỡng mộ tự phát lập nên, để tỏ lòng biết ơn đối với người có công, mà người có công chưa hề tới nơi lập đền thờ vọng đó."
Như vậy, xét dưới góc độ quy định này của Nhà nước về di sản, thì ngôi đền thờ Trần Quốc Tảng ở thôn Trắc Châu, nay thuộc xã An Thượng, thành phố Hải Dương được nằm trong khuôn viên của doanh trại thời đó, dù lấy tiêu chí nơi đóng quân, hay nơi hóa của ngài đều đủ điều kiện quy định là di tích gốc.
Năm 1974, tôi từ chiến trường miền Nam ra Bắc an dưỡng, có tá túc nhiều ngày ở đền Cửa Ông, thấy lãnh đạo và nhân dân địa phương rất quan tâm chăm sóc ngôi đền này. Khoảng năm 2010, Tổng Công ty Than Quảng Ninh còn mạnh tay chi tiền để địa phương nâng cấp tôn tạo. Năm 2019, tỉnh Quảng Ninh và thành phố Cẩm Phả còn di dời hàng chục hộ dân xung quanh đền, để mở rộng cho xứng tầm di tích quốc gia.
Năm 1958 đến 1966, tôi nhiều lần từ thành phố Hải Dương sang thắp hương tại di tích miếu thờ này ở thôn Trắc Châu, được biết dân bản địa và quanh vùng coi đây là ngôi đền miếu rất linh thiêng.
Đầu năm 2020, được thủ từ đền Nguyễn Văn Dũng, người một lòng tâm huyết với di sản đã tự vận động xã hội hóa, đền được xây mới. Ngày 14 tháng 6 năm Canh Tý, khu di tích khang đền mới đươc khánh thành khang trang. Ông Phạm Hữu Thăng 75 tuổi, Chi hội trưởng người cao tuổi, ông Trần Huy Tám, Bí thư Chi bộ kiêm trưởng thôn Trắc Châu luôn ngợi ca thủ từ Nguyễn Văn Dũng.
Hiện nhân dân quanh vùng đang rất mong mỏi Nhà nước quan tâm cho quy tập hiện vật. Do chiến tranh bị phân tán và sau hòa bình chia đất giãn dân, do chưa được quan tâm nhìn xa trông rộng tới di sản, nay đền cần được thu về quản lý thành một mối, tránh cá nhân làm hỏng di vật. Ông An Văn Mậu cũng bày tỏ, rất đồng tình với nguyện vọng của nhân dân địa phương và du khách thập phương về nguyện vọng chính đáng này. Nhà thơ Trần Nhuận Minh cũng hy vọng: "Ngành du lịch Quảng Ninh - Hải Dương cần bắt tay nhau xem xét để có thêm một sản phẩm du lịch tâm linh thủy, bộ lưu giữ nhiều chiến công hiển hách của ông cha ta xưa".
Nhà văn Nguyễn Nam ĐôngSáng sớm ngày 5/1, đỉnh Fansipan - "nóc nhà Đông Dương" - lại một lần nữa xuất hiện băng giá, đánh dấu ngày thứ 6 liên tiếp hiện tượng này diễn ra.