Hải Dương: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản trên các sàn thương mại điện tử
Với nhiều biện pháp tích cực, Hải Dương đã có 1.162 sản phẩm nông nghiệp được giới thiệu trên sàn thương mại điện tử với số lượng giao dịch đứng thứ 7 cả nước.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay Hải Dương có hơn 151.000 chủ thể đưa sản phẩm nông nghiệp giới thiệu trên các sàn thương mại điện tử, tăng hơn 22.000 chủ thể so với đầu năm 2023. Các chủ thể đã thực hiện hơn 41.000 lượt giao dịch trên các sàn thương mại điện tử như Voso, Lazada, VnPost…, đứng thứ 7 cả nước về số lượng giao dịch.
Hiện, Hải Dương có 1.162 sản phẩm nông nghiệp được quảng bá, giới thiệu trên các trang thương mại điện tử, bao gồm các sản phẩm đặc sản, OCOP, sản phẩm tươi, đã qua sơ chế hoặc chế biến sâu. Để đẩy mạnh đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử hiệu quả, cơ quan chức năng tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn chủ thể sản xuất tạo tài khoản, gian hàng, kỹ năng chăm sóc khách hàng khi giao dịch trực tuyến…
Xác định việc triển khai những hoạt động bán hàng tiếp thị thông qua các sàn thương mại điện tử đang là xu hướng tất yếu, tỉnh Hải Dương đã đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, hợp tác xã, người sản xuất và tăng cường hỗ trợ để đưa tất cả những sản phẩm OCOP tham gia các sàn thương mại điện tử lớn như Postmart.vn, Lazada, Shopee, Tiki... để mở rộng thị trường tiêu thụ. Hiện nay, các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương chủ yếu tham gia giao dịch trên 2 sàn TMĐT là sàn Postmart.vn của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và sàn Voso.vn của Tổng công ty CP Bưu chính Viettel với tổng số gần 600 sản phẩm. Hơn 108.000 hộ sản xuất trong tỉnh đã có tài khoản trên các sàn thương mại điện tử, 117.000 hộ được đào tạo kỹ năng số, đạt tỷ lệ 33% tổng số hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hải Dương là tỉnh đứng thứ 7 trong cả nước về số hộ có gian hàng trên sàn thương mại điện tử.
Sau một thời gian đi vào hoạt động, các sàn thương mại điện tử đã cho thấy hiệu quả trong việc cung cấp nhiều thông tin hữu ích như thị trường nông sản, dự báo nhu cầu và năng lực sản xuất nông sản, thông tin thời tiết, mùa vụ…Nhờ phát triển mạnh về sàn thương mại điện tử mới đây huyện Tứ Kỳ đã hỗ trợ đưa 14 sản phẩm lên sàn thương mại điện tử.
Theo lãnh đạo huyện Tứ Kỳ: Đến ngày 26/7, các tổ công nghệ số cộng đồng huyện Tứ Kỳ đã hướng dẫn, hỗ trợ một số doanh nghiệp, hợp tác xã đưa 14 sản phẩm lên bán trên sàn thương mại điện tử. Cụ thể 14 sản phẩm gồm: Tranh thêu Hòa Nhượng; túi, ví thêu Minh Tú; gạo Thanh Loan (cùng xã Hưng Đạo); mắm cáy Điến Hoa, gạo bãi rươi, rươi cấp đông, cáy cấp đông, niêu rươi đốt, chả rươi (cùng xã An Thanh), nấm sò, nấm mỡ, nấm hương, nấm đông trùng hạ thảo (cùng xã Quang Phục). Đây là các sản phẩm OCOP, sản phẩm của làng nghề truyền thống, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu.
Để tận dụng những ưu thế từ các sàn thương mại điện tử, thời gian tới, tỉnh Hải Dương xác định đẩy mạnh đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử hiệu quả, các cơ quan chức năng tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn chủ thể sản xuất tạo tài khoản, gian hàng, kỹ năng chăm sóc khách hàng khi giao dịch trực tuyến…
Trong kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử trong giai đoạn mới, tỉnh sẽ ưu tiên hỗ trợ các hộ sản xuất có đủ điều kiện, sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng như VietGAP, GlobalGAP, OCOP... Các ngành chức năng và đơn vị liên quan sẽ hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn kỹ năng số, cách thức đăng ký tài khoản thanh toán, mở gian hàng và các hoạt động bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Việc triển khai kế hoạch sẽ góp phần hỗ trợ các hộ sản xuất đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên các sàn thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ nhanh với giá cả ổn định, góp phần tránh tình trạng ùn ứ nông sản khi vào cao điểm mùa thu hoạch.
Ngọc MỹTrong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.