Hai kịch bản tăng trưởng của VHC

Doanh nghiệp - Doanh nhân
10:00 AM 11/06/2020

Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) kỳ vọng nhu cầu tại Trung Quốc sẽ phục hồi hoàn toàn vào tháng 6/2020.

Theo ghi nhận của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), kết thúc quý I/2020, doanh thu của VHC giảm 9% trong khi LNST giảm 51% do giá bán trung bình (ASP) của cá fillet thấp hơn, và nhu cầu cá tra giảm mạnh tại Trung Quốc do bùng phát dịch COVID-19.


VHC nhận định, hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ phục hồi hoàn toàn vào tháng 6/2020.

VCSC lưu ý, năm 2019 ASP của VHC bắt đầu giảm trong quý 2 và giảm mạnh nhất trong quý 3. Tuy nhiên, ban lãnh đạo VHC chia sẻ, ASP cá fillet của VHC đã bình ổn và tăng nhẹ trong quý I/2020 (so với quý liền trước) khi dịch COVID-19 chuyển hướng nhu cầu cá tra từ kênh dịch vụ ăn uống sang kênh bán lẻ vốn có ASP cao hơn.

Theo VHC, doanh thu của Công ty từ thị trường Trung Quốc giảm mạnh 68% vào quý I/2020 khi dịch COVID-19 ảnh hưởng nhu cầu cá tra tại khu vực này, đặc biệt từ ngành dịch vụ thực phẩm. Tuy nhiên, VHC dự báo thời gian tới hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ phục hồi hoàn toàn vào tháng 6/2020 trong khi hoạt động xuất khẩu sang Mỹ sẽ giảm trong quý 2/2020, sau đó phục hồi trong 6 tháng cuối năm. Theo VHC, nhu cầu cá tra tại Trung Quốc đã phục hồi 60-70% so với mức thông thường trong tháng 4/2020 khi các cửa hàng dịch vụ ăn uống tại đây dần mở cửa trở lại.

Mặt khác, VHC giả định dịch COVID-19 tại EU và Mỹ sẽ có diễn biến tương tự như Trung Quốc, thì VHC kỳ vọng nhu cầu cá tra từ ngành dịch vụ ăn uống tại 2 thị trường này sẽ hạ nhiệt trong quý II/2020, sau đó phục hồi trong 6 tháng cuối năm. Tuy nhiên, nhờ nhu cầu gia tăng từ kênh bán lẻ và tỷ trọng mảng này cao hơn tại EU, VHC ước doanh thu từ thị trường EU sẽ vẫn ghi nhận tăng trưởng trong quý II/2020.

VHC nhận thấy khả năng ASP cá fillet tăng vào cuối năm 2020 trong bối cảnh thị trường Trung Quốc bắt đầu phục hồi từ quý II/2020, tiếp đến là thị trường Mỹ và EU từ quý III/2020. Trong bối cảnh khoảng 70% tổng nguồn cung cá tra tại Việt Nam đến từ các doanh nghiệp như VHC, cũng như hoạt động nuôi cá tra suy giảm trong 6 tháng đầu năm 2020, VHC cho rằng cán cân cung-cầu cá tra sẽ duy trì cân bằng trong quý II/2020 và có khả năng thâm hụt nhẹ vào cuối năm 2020.

Về kế hoạch kinh doanh 2020, trong báo cáo thường niên được công bố mới đây, Vĩnh Hoàn xây dựng hai kịch bản đối với các chỉ tiêu kinh doanh năm 2020. Kịch bản thứ nhất, công ty đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 8.600 tỷ đồng, tăng 9% so với thực hiện năm 2019, lợi nhuận sau thuế hợp nhất tương ứng giảm 10%, còn 1.063 tỷ đồng. Với kịch bản trên, Vĩnh Hoàn đã thực hiện 19% kế hoạch doanh thu và 14% kế hoạch lãi ròng.

Với kịch bản thứ hai, ứng với doanh thu và lãi sau thuế kế hoạch dự đạt 6.450 tỷ đồng và 800 tỷ đồng. Được biết, đây là lần đầu tiên mà VHC đặt kế hoạch lãi đi lùi kể từ khi niêm yết. Theo kế hoạch này Vĩnh Hoàn đã thực hiện 25% chỉ tiêu doanh thu và 19% chỉ tiêu lãi ròng đã đặt ra.

Trước tác động của dịch COVID-19, Vĩnh Hoàn đã hạ lợi nhuận kế hoạch năm 2020 khoảng 10% so với kế hoạch ban đầu. Cùng với đó, các đơn hàng giảm từ Trung Quốc sẽ được chuyển sang thị trường EU để giảm bớt ảnh hưởng của dịch bệnh. CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) đưa ra dự báo, năm 2020, doanh thu thuần của Vĩnh Hoàn có thể tăng gần 10% nhưng lợi nhuận sau thuế có thể giảm gần 19%.

Thêm vào đó, biên lợi nhuận gộp dự kiến đạt xấp xỉ 17%, giảm khoảng 2,5% so với mức năm 2019. BSC cũng cho rằng, biên lợi nhuận gộp của Vĩnh Hoàn sẽ thu hẹp lại trong cả năm nay, vì giá bán dự kiến giảm 2% so với năm 2019 và chi phí nguyên vật liệu dự kiến tăng 9%.

Ý kiến của bạn
IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024 IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP theo sức mua tương đương - GDP (PPP) đạt khoảng 1.559 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 4.720 tỷ USD.