Hải Phòng: Tăng cường năng lực cho Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Cuối tháng 7 năm 2022, Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội do đồng chí Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trưởng Tiểu ban Xây dựng - Giao thông - Công Thương dẫn đầu đã có buổi làm việc với UBND thành phố Hải Phòng về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố.

Làm việc với Đoàn công tác, có các đồng chí: Hoàng Minh Cường, Phó Chủ tịch UBND thành phố; Lã Thanh Tân, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng; cùng lãnh đạo các Sở, ngành chức năng thành phố.

Hải Phòng sẽ tạo điều kiện, tăng cường năng lực cho Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở địa phương  - Ảnh 1.

Quang cảnh buổi làm việc

Hải Phòng sẽ tạo điều kiện, tăng cường năng lực cho Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở địa phương  - Ảnh 2.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi phát biểu tại cuộc làm việc

Tại buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi cho biết: liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như thực hiện các quy định pháp luật về hàng hóa có khuyết tật và thu hồi hàng hóa có khuyết tật; hợp đồng giao kết với người tiêu dùng; vai trò hỗ trợ của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội trong công tác giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh; việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong các giao dịch có yếu tố đặc thù… Đoàn giám sát mong muốn sẽ có thêm các cơ sở, thông tin, kinh nghiệm, các bài học cũng như các đề xuất, kiến nghị của địa phương. Các nội dung này sẽ được Đoàn giám sát đưa vào báo cáo và sử dụng cho việc sửa đổi các chính sách, pháp luật có liên quan trong thời gian tới.

Hải Phòng sẽ tạo điều kiện, tăng cường năng lực cho Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở địa phương  - Ảnh 3.

Giám đốc Sở Công Thương thành phố - Bùi Quang Hải báo cáo với Đoàn Giám sát

Báo cáo tại cuộc làm việc, Giám đốc Sở Công Thương thành phố - Bùi Quang Hải cho biết, thực hiện các quy định pháp luật về quản lý nhà nước bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hàng năm thành phố đều ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày quyền của Người tiêu dùng Việt Nam trên địa bàn thành phố với một số nội dung như: tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam và Chương trình ký cam kết doanh nghiệp sản xuất, cung cấp dịch vụ đảm bảo an toàn, chất lượng vì người tiêu dùng, mỗi năm thu hút từ 200-300 doanh nghiệp tham gia hưởng ứng và gần 500 doanh nghiệp, gần 10.000 cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ tiểu thương tham gia… Tuyền truyền, vận động các tầng lớp nhân dân kịp thời tố giác các hành vi kinh doanh, tiêu thụ hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm về sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức điều tra cơ bản các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu, vận chuyển, phân phối, bán lẻ hàng hóa… 

Hải Phòng sẽ tạo điều kiện, tăng cường năng lực cho Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở địa phương  - Ảnh 4.

Đại diện Cục Quản lý thị trường Thành phố phát biểu tại cuộc họp

Trao đổi tại cuộc làm việc, đại diện các ban, ngành thành phố cho rằng công tác tuyên truyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay vẫn còn mang tính hình thức, theo phong trào, chưa thực hiện thường xuyên; một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; một bộ phận lớn người tiêu dùng cũng chưa thực sự quan tâm đến quyền và lợi ích chính đáng của mình, ngại phản ánh, khiếu nại do chưa hiểu hết quyền và trách nhiệm của mình được pháp luật bảo vệ, chưa có sự thống nhất trong định nghĩa hợp đồng theo mẫu....

Hải Phòng sẽ tạo điều kiện, tăng cường năng lực cho Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở địa phương  - Ảnh 5.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hoàng Minh Cường phát biểu tại cuộc họp

Kiến nghị với Đoàn công tác tại cuộc làm việc, thành phố Hải Phòng đề nghị Quốc hội sớm ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) cùng các văn bản hướng dẫn thực thi chính sách pháp luật về người tiêu dùng cho phù hợp, thống nhất với pháp luật chuyên ngành và quá trình hội nhập quốc tế trong tình hình mới. Hải Phòng cũng đề nghị Chính phủ phải có giải pháp hình thành mô hình bộ máy, cơ cấu tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ Trung ương đến địa phương; bên cạnh đó, thành phố cũng đề nghị Bộ Công Thương xây dựng và hỗ trợ các địa phương bộ công cụ giám sát, cảnh báo sớm đối với hàng hóa, dịch vụ có khả năng gây hại, quy trình tiếp nhận và xử lý các kiến nghị, đề nghị, phản ánh, yêu cầu của người tiêu dùng...

Kết luận cuộc làm việc, đồng chí Tạ Đình Thi Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà Hải Phòng đạt được trong thời gian qua. Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Hải Phòng là đô thị lớn, địa bàn trọng điểm với các hoạt động kinh doanh buôn bán nhộn nhịp, lưu lượng hàng hóa lớn, do đó công tác quản lý nhà nước trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp ngành. Trong đó, cần tạo điều kiện, tập trung tăng cường năng lực hoạt động cho Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thành phố; tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về quyền của người tiêu dùng…

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng đề nghị thành phố Hải Phòng tiếp tục tập trung làm rõ các vấn đề liên quan đến việc thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương trong thời gian qua, tiếp thu ý kiến của các thành viên Đoàn giám sát hoàn thiện báo cáo theo Đề cương để đóng góp cho việc hoàn thiện Luật.

Trung Kiên
Ý kiến của bạn
IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024 IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP theo sức mua tương đương - GDP (PPP) đạt khoảng 1.559 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 4.720 tỷ USD.