Hải quan TP.HCM: Số vụ vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại giảm 17%

Doanh nghiệp - Doanh nhân
05:28 PM 30/12/2020

Theo báo cáo của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh (HQTP), trong năm 2020 HQTP đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ tổng số 1.428 vụ việc vi phạm về buôn lậu và gian lận thương mại, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 1.285 tỷ đồng; giảm 17% về số lượng và 25% về giá trị so với năm 2019.

Với đặc thù quản lý nhà nước trên địa bàn có nhiều cửa khẩu cảng biển, cảng hàng không quốc tế, bưu điện quốc tế; hoạt động xuất nhập khẩu tập trung tại 11 đơn vị Hải quan cửa khẩu và ngoài cửa khẩu. Năm 2020, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn quản lý của Cục HQTP diễn biến phức tạp, biến tướng, xuất hiện nhiều hình thức gian lận mới như gian lận xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền SHTT, lợi dụng hoạt động gia công sản xuất xuất khẩu, quá cảnh, mượn đường, kinh doanh chuyển khẩu để né tránh các biện pháp phòng vệ thương mại và bảo hộ kinh tế, vận chuyển trái phép hàng hoá.

Đặc biệt, việc vận chuyển chất ma túy, vũ khí đến và đi khỏi lãnh thổ Việt Nam đã được các đối tượng thực hiện nhiều hơn so với năm trước và thủ đoạn cũng tinh vi hơn.

Hải quan TP.HCM: Số vụ vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại giảm 17% - Ảnh 1.

Nguồn: Cục Hải quan TPHCM

Trong năm 2020, HQTP đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 1.420 vụ việc vi phạm với số tiền phạt hơn 51,5 tỷ đồng, tổng số tiền phạt nộp ngân sách là hơn 46,6 tỷ đồng; ra quyết định khởi tố 8 vụ (trong đó có 01 vụ năm 2019 tồn chuyển sang), chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 25 vụ. 

Theo HQTP, hành vi khai sai xuất xứ hàng hóa năm qua vẫn diễn biến rất phức tạp. Một số doanh nghiệp nhập khẩu hàng Trung Quốc nhưng gắn nhãn mác xuất xứ Việt Nam để đánh lừa người tiêu dùng. Đối với hàng xuất khẩu, doanh nghiệp dùng nhiều thủ đoạn để gắn xuất xứ hàng Việt Nam xuất sang các nước có thuế suất ưu đãi đối với hàng hóa Việt Nam như: Mỹ, các nước Châu Âu... gây hậu quả nghiêm trọng đến nền sản xuất trong nước và uy tín quốc gia.

Chính vì vậy, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại trong năm 2020 đã được HQTP tích cực và quyết liệt triển khai; kịp thời phát hiện, bắt giữ nhiều vụ việc lớn, có tính chất phức tạp, mức độ nguy hiểm, góp phần chống thất thu NSNN, bảo vệ lợi ích người dân, doanh nghiệp, đảm bảo an ninh kinh tế, xã hội.

Thương Huyền
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.