Hàng loạt các 'ông lớn nông nghiệp' rút khỏi thị trường Nga

Thế giới 24H
10:55 AM 08/04/2022

Không chỉ những "gã khổng lồ" tiêu dùng như Coca-Cola, Shell, Ikea và Heineken mà các công ty kinh doanh nông nghiệp tên tuổi thế giới đều cắt giảm hoặc tạm thời rời khỏi Nga.

Trong đó nổi bật nhất phải kể đến những doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực chăn nuôi lợn và sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi hay máy nông nghiệp đều đã lần lượt rút lui khỏi thị trường Nga, kể từ sau biến cố xung đột Nga - Ukraine hôm 24/2/2022.

Một cánh đồng lúa mì gần Kyiv. Ukraine và Nga đều là những nhà sản xuất ngũ cốc và dầu thực vật lớn. Ảnh: Reuters.

Một cánh đồng lúa mì tại vùng Stavropol, miền Nam nước Nga. Ảnh: AFP

Hãng kinh doanh nông sản Đan Mạch DLG đã tuyên bố ngừng mọi hoạt động thương mại, bao gồm cả việc sản xuất vitamin và khoáng chất trong ngành thức ăn chăn nuôi với đối tác Alltech của Nga, chỉ bằng một thông báo ngắn gọn hồi đầu tháng này. Ngoài ra, việc nhập khẩu hàng hóa từ Nga và Belarus của DLG cũng như việc bán hàng sang hai nước này cũng bị dừng lại.

Tiếp đến là một doanh nghiệp khác trong ngành giống lợn của Đan Mạch là DanBred cũng có hành động tương tự, chấm dứt mọi hoạt động với công ty con tại Nga. Trong một thông cáo báo chí, Giám đốc điều hành Claus Fertin tuyên bố: “Thay mặt công ty, chúng tôi công khai chấm dứt mọi hoạt động ở Nga, cho dù điều này sẽ ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến một số khách hàng và lực lượng nhân viên ở đây”.

Công ty dinh dưỡng động vật tên tuổi khác là Royal Agrifirm có trụ sở tại Hà Lan cũng đã quyết định rút lui hoàn toàn khỏi Nga cũng như ngưng tất cả các hoạt động bán hàng của hãng tại thị trường này.

Trước đó ngày 30/3, Công ty Dịch vụ tài chính và Ngân hàng đa quốc gia của Hà Lan Rabobank cũng ra thông báo rằng, hãng và công ty con DLL đã chính thức ngừng mọi hoạt động làm ăn tại Nga để quay trở về nước.

Theo tính toán của các chuyên gia, Rabobank có khá ít lợi ích thương mại ở Nga, với tổng lợi nhuận ròng trực tiếp khoảng 400 triệu euro trong tháng 1 năm 2022, và sau đó tiếp tục giảm xuống còn khoảng 300 triệu euro vào tháng 3. Mảng sinh lời chính của hãng tại Nga chủ yếu đến từ công ty con DLL, với việc cho thuê máy móc nông nghiệp.

Đáng chú ý nhất phải kể tới "gã khổng lồ" thức ăn chăn nuôi Cargill, với tuyên bố cắt giảm quy mô hoạt động kinh doanh tại Nga và ngừng đầu tư mới. Hiện công ty này có đội ngũ nhân viên lên tới 2.500 người tại Nga.

Tương tự là hãng Archer Daniels Midland (ADM) cũng tuyên bố thu nhỏ quy mô các hoạt động không liên quan đến sản xuất và vận chuyển các mặt hàng và nguyên liệu thực phẩm thiết yếu ở Nga, đồng thời cho biết sẽ tiếp tục tuân thủ tất cả các biện pháp trừng phạt quốc tế được áp với đối tác Nga.

Trong khi đó, Merck - công ty chuyên về sức khỏe động vật hay thường gọi là  MSD thậm chí còn tuyên bố vừa ngừng hoạt động kinh doanh mà bất kỳ khoản lợi nhuận nào từ việc bán hàng ở Nga sẽ được chi dùng cho các mục đích nhân đạo ở Ukraine.

Tiếp đến là hàng loạt các doanh nghiệp quốc tế khác như hãng dược phẩm Boehringer Ingelheim (Đức); Nutreco (Hà Lan); Hiệp hội Nông nghiệp Đức DLG; công ty thức ăn chăn nuôi Royal De Heus (Hà Lan) và nhà sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi Kemin Industries (Mỹ), ngoài việc tuyên bố ngừng hoạt động cũng chia sẻ các sáng kiến của mình để hỗ trợ người dân Ukraine.

Phản ứng mạnh mẽ nhất phải kể đến các công ty trong lĩnh vực kinh doanh máy móc nông nghiệp và chế biến sữa lớn trên thế giới như Case New và Lely (Hà Lan), John Deere và Caterpillar (Mỹ) đã ngay lập tức đình chỉ tất cả các chuyến hàng đến Nga và Belarus, cũng như tạm ngừng hoạt động tại các nhà máy của hãng ở Nga và Belarus.

An Mai (Theo Pig progress)
Ý kiến của bạn
Thu nhập người dân Đông Nam Bộ cao nhất cả nước Thu nhập người dân Đông Nam Bộ cao nhất cả nước

Trong 6 vùng trên cả nước thì Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất, đạt khoảng 6,3 triệu đồng/tháng; vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất là Trung du miền núi phía Bắc, đạt 3,1 triệu đồng/tháng.