Hàng loạt đại gia bất động sản, xây dựng bị bêu tên do nợ thuế
Cục Thuế Hà Nội công khai danh sách hàng loạt các doanh nghiệp nợ thuế tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và tiền thuế khó thu hồi, trong đó có công ty nợ thuế lên tới cả trăm tỷ đồng. Đây là các trường hợp Cục Thuế Hà Nội đã công khai nợ thuế năm trước, qua rà soát tính đến thời điểm hiện tại vẫn còn nợ thuế.
Trong danh sách này ghi nhận 18 doanh nghiệp nợ thuế đất với tổng nợ liên quan đến sử dụng đất hơn 978 tỷ đồng. Tính đến ngày 6/5, các doanh nghiệp này đã nộp hơn 13,6 tỷ đồng, còn hơn 964 tỷ đồng chưa nộp.
Có nhiều doanh nghiệp xây dựng, bất động sản nằm trong danh sách này như CTCP Thương mại và Xây Dựng 379 (nợ thuế hơn 345 tỷ đồng), Công ty TNHH Xây dựng Công trình Hoàng Hà (144 tỷ đồng), CTCP Lilama Hà Nội (nợ 78 tỷ đồng), CTCP Công trình và Thương mại Giao thông Vận tải (nợ hơn 35 tỷ đồng).
Một số công ty con của Sông Đà cũng nằm trong danh sách này như CTCP Xây dựng Hạ tầng Sông Đà, xí nghiệp xây lắp SICO 5 nợ hơn 2,1 tỷ đồng; CTCP Sông Đà - Thăng Long, xí nghiệp xây lắp số 2 nợ thu khó đòi gần 7 tỷ đồng. Tổng CTCP Licogi - chi nhánh Licogi số 1 nợ 33,5 tỷ đồng, CTCP Đầu tư và Xây dựng Sông Đà gần 39 tỷ đồng.
Bên cạnh các doanh nghiệp nợ thuế liên quan đến đất đai, hơn 500 doanh nghiệp khác cũng bị bêu tên trong danh sách lần này vì nợ thuế khó thu hồi. Đáng kể nhất là số nợ khó thu hồi của CTCP Sản xuất và Thương mại Đại Thanh 145 tỷ đồng, CTCP Sữa Quốc tế CT Việt Nam (149 tỷ đồng) ; Công ty TNHH Đá quý Thế giới (142 tỷ đồng nợ thuế liên quan đến đất đai); CTCP Đầu tư và Xuất khẩu Mỹ Sơn (nợ 117 tỷ đồng), CTCP Công nghiệp Hàn Việt Nam (62 tỷ đồng), , CTCP Thương mại và Dịch vụ Xuân Viên (nợ 53 tỷ đồng)…
Cục Thuế Hà Nội cho biết đây là các doanh nghiệp nợ thuế quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế và các khoản thu thuộc ngân sách nhà nước hoặc hết thời hạn chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành.
Lan NhiDự kiến kim ngạch xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024 đạt khoảng 2 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu nỗ lực khắc phục được những hạn chế, năm 2025, Việt Nam có thể tăng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này lên mức 4 tỷ USD và đạt 6 tỷ USD vào năm 2030.