Hàng tỉ USD đổ vào hạ tầng, thị trường BĐS vùng ven Sài Gòn hứa hẹn sẽ “bật dậy” mạnh hậu Covid-19
Tính đến thời điểm hiện tại, huyện Bình Chánh (Tp.HCM) đang đứng trước tiềm năng phát triển mạnh nhờ quy tụ hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, với tổng vốn đầu tư ước tính 5 tỉ USD (khoảng hơn 100.000 tỉ đồng).
Loạt hạ tầng lớn "đổ bộ"
Theo Đề án quy hoạch của Sở nội vụ, trong giai đoạn 2021-2030, các huyện Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ (Tp.HCM) sẽ được quy hoạch thành quận hoặc thành lập thành phố thuộc Tp.HCM. Trong đó, định hướng huyện Bình Chánh sẽ là trung tâm kinh tế, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ đầu mối giao thông và hạ tầng kỹ thuật phía tây nam thành phố. Do đó, để phát triển kinh tế tại địa phương, thời gian qua, Bình Chánh đã quy hoạch lại đồng bộ, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, nhiều tuyến đường chính được nâng cấp, mở rộng.
Cụ thể, dự án Metro 3A (Bến Thành - Tân Kiên) đã được UBND Tp.HCM gửi công văn trình Chính phủ xem xét phê duyệt vào tháng 4/2020. Dự án do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện, có chiều dài 20 km với 18 nhà ga và tổng mức đầu tư khoảng 68.000 tỷ đồng, nối trực tiếp với tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) để tạo thành một hành lang vận chuyển hành khách hiện đại, kết nối khu vực đông bắc và tây nam thành phố.
Trong tương lai, với sự hiện diện của mạng lưới Metro hoàn chỉnh cùng hệ thống xe buýt kết nối, thời gian di chuyển từ khu vực này vào trung tâm Tp.HCM sẽ được rút ngắn còn 15-20 phút.
Trong tương lai, với sự hiện diện của mạng lưới Metro hoàn chỉnh cùng hệ thống xe buýt kết nối, thời gian di chuyển từ Bình Chánh vào trung tâm Tp.HCM sẽ được rút ngắn còn 15-20 phút.
Cùng với đó, chính quyền địa phương cũng tập trung đầu tư, nâng cấp trục quốc lộ 50 với ngân sách gần 1.500 tỷ đồng; mở rộng quốc lộ 1A chiều dài 2,5 km, lộ giới 120 m với quy mô 3.353 tỷ đồng. Đồng thời, huyện Bình Chánh đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các tuyến đường giao thông huyết mạch như đại lộ Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh, giúp việc di chuyển về trung tâm quận 1 hay Phú Mỹ Hưng trở nên thuận lợi hơn.
Đáng chú ý, khu vực Bình Chánh còn sở hữu tuyến cao tốc tiêu chuẩn quốc tế TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng chiều dài hơn 110 km và vốn đầu tư trên 22.000 tỷ đồng. Dự án đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong kế hoạch kết nối TP.HCM với vùng Tây Nam Bộ, góp phần giảm tải cho quốc lộ 1A.
Bên cạnh đó, tuyến cao tốc Tp.HCM - Cần Thơ dự kiến khởi công năm 2023 cũng góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông hiện đại và thông suốt, kết nối Bình Chánh với quận 1, Thủ Thiêm và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài ra, dự án tuyến buýt nhanh BRT số một trị giá gần 3.300 tỷ đồng, đi qua địa bàn các quận 1, 2, 5, 6, 8, Bình Tân, Bình Chánh dự kiến khởi công năm 2022 và đi vào hoạt động trong năm 2023. Sau khi bến xe Miền Tây mới (huyện Bình Chánh) hoàn thành, lộ trình tuyến sẽ được nối dài đến bến xe này. Dọc theo tuyến có 31 trạm dừng, 4 nhà ga, 2 trạm trung chuyển.
Tính đến hiện tại, dòng vốn chảy vào các dự án hạ tầng tại Bình Chánh ước tính khoảng 100.000 tỷ đồng (5 tỷ USD) và còn tiếp tục tăng. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của người dân, sự phát triển mạnh về mạng lưới giao thông cũng thu hút nhiều nhà đầu tư chuyển hướng vào Bình Chánh, khiến thị trường bất động sản khu vực này chộn rộn trong thời gian qua.
Thị trường bất động sản sẽ "bật dậy" sau dịch?
Với loạt hạ tầng được đầu tư, nâng cấp, mở rộng, chuyên gia dự báo bất động sản công nghiệp sẽ là phân khúc hưởng lợi đầu tiên, kéo theo cơ hội phát triển cho bất động sản nhà ở hình thành quanh các khu công nghiệp để làm nơi ở thực của người dân, đội ngũ kỹ sư, chuyên gia. Tiếp đến là các loại hình bất động sản văn phòng, bán lẻ, trung tâm thương mại.
Theo đó, hạ tầng giao thông chính là tiền đề lớn để thị trường bất động sản Bình Chánh có thể "bật dậy" sau đại dịch Covid-19.
Ghi nhận cho thấy, thị trường BĐS khu vực này đã có những dấu hiệu tích cực ngay trong bối cảnh dịch Covid-19, khi mà lượng khách hàng quan tâm dự án căn hộ, đất nền tăng lên mạnh, nhất là khi có thông tin Đề án "nâng cấp" huyện này lên quận vào năm 2025.
Tuy nhiên, thời gian qua, tại thị trường này đa số là nguồn cung đến từ phân khúc đất nền dự án, trong khi nguồn cung căn hộ cao tầng lại khá hạn chế. Một loạt dự án đất nền như KDC Corona City, KDC Tân Kiên Residence, KDC Gia Phú Lesmaison, KDC An Lạc Riverside, KDC Bình Lợi Center, KDC An Hạ, Đất nền Nam Luxury….; trong khi căn hộ chung cư thì chỉ có một số dự án đang chào thị trường Bình Chánh ở giai đoạn này như 2.000 căn hộ Westgate của CĐT An Gia; căn hộ chung cư Uni Park Nam Sài Gòn; căn hộ Lovera Vista; còn một vài dự án như căn hộ Rubi Homes, căn hộ Dynamic Tower đã mở bán từ thời điểm 2018-2019…
Khi hỏi, giá BĐS khu vực Bình Chánh nói riêng, Tp.HCM nói chung còn tăng hậu Covid-19?, ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam cho rằng, khan hiếm nguồn cung căn hộ trung cấp trong khi nhu cầu cao là nguyên nhân quan trọng khiến giá có xu hướng tiếp tục tăng.
Thêm vào đó, tốc độ đô thị hóa tại Tp.HCM tiếp tục diễn ra nhanh chóng. Theo chuyên gia Colliers Việt Nam, chúng ta đã biết thông tin về khả năng trong giai đoạn 2021-2025, các huyện Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh sẽ được quy hoạch thành quận hoặc thành lập thành phố thuộc Tp.HCM. Sau đó, huyện Củ Chi và Cần Giờ cũng có khả năng được chuyển thành quận hoặc thành phố thuộc TP HCM trong giai đoạn 2025 – 2030. Song song với quá trình này, cơ sở hạ tầng cũng như chính sách phát triển, thu hút nhân tài, áp dụng công nghệ và phương thức quản lý hiện đại … cũng được xây dựng ngày một phù hợp hơn. Qua đó, tạo ra sức hấp dẫn của các quận huyện liên quan, tiếp tục thu hút thêm người dân đổ về sinh sống, học tập và làm việc, tạo lực cầu lớn cho thị trường bất động sản.
Điều hiển nhiên là các thông tin về quy hoạch sẽ tác động gần như ngay lập tức đến mặt bằng giá bất động sản, khiến cho đà tăng giá tiếp tục.
Cũng theo ông Jackson, hậu Covid-19, thị trường BĐS Tp.HCM nói chung, Bình Chánh nói riêng sẽ đà tăng trở lại về sức cầu lẫn nguồn cung. Có có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua nhà của người dân sau dịch là lãi suất ngân hàng và niềm tin cố hữu về BĐS của người Việt.
Vừa qua, một ngân hàng thương mại cổ phần đã công bố mức lãi suất vay mua nhà chỉ 5,9%/năm. Lãi suất thấp đương nhiên sẽ giúp người dân tiếp cận với nguồn vốn vay dễ dàng hơn, có thể vay số tiền tương đương với 75% giá trị tài sản đảm bảo.
Tiếp đến là việc người Việt xem trọng việc "an cư" và có xu hướng tin rằng bất động sản là hầm trú ẩn an toàn trong đại dịch, lại có thể tăng giá theo thời gian.
"Vậy nên, ở phân khúc căn hộ tầm trung, đặc biệt là dự án ở các tỉnh vùng ven của Tp.HCM tiếp tục chứng kiến sự quan tâm lớn từ khách hàng trong thời gian tới", chuyên gia Colliers Việt Nam nhấn mạnh.
Phương NgaTrước biến động của giá dầu thế giới, các doanh nghiệp dự báo giá xăng trong nước ngày mai có thể tăng từ 250-300 đồng/lít; còn giá dầu tăng mạnh hơn.