Hãng xe điện Việt lên sàn Nasdaq tăng mạnh, vượt qua nhiều tên tuổi lớn
Cổ phiếu Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng bứt phá sau khi VinFast niêm yết thành công trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ với mức định giá (vốn hóa) lên tới khoảng 85 tỷ USD.
Cổ phiếu VinFast bật tăng giá trị
Chỉ vài giờ sau khi được niêm yết chính thức trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ (phiên ngày 15/8), cổ phiếu VFS của Hãng ô tô VinFast đã tăng mạnh. Cụ thể, tới 22h45 (hôm 15/8), cổ phiếu VinFast vọt lên trên ngưỡng 29 USD, cao hơn nhiều so với mức giá tham chiếu 10,45 USD hay mức giá mở cửa 17,5 USD/cp.
Tới 23h 09 ngày 15/8 (giờ Việt Nam), cổ phiếu VFS lên trên ngưỡng 30 USD/cp, vốn hóa tương đương hơn 69 tỷ USD.
Kết thúc phiên giao dịch 15/8 trên sàn Nasdaq của Mỹ, cổ phiếu VinFast vọt lên trên ngưỡng 37 USD. Với hơn 2,3 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa của VinFast đạt 85 tỷ USD, vượt Ford, General Motors và nhiều hãng xe danh tiếng.
Đây cũng là doanh nghiệp Việt có giá trị vốn hóa lớn nhất tính đến ngày 15/8/2023.
Nhóm cổ phiếu "họ Vin"
Nhóm cổ phiếu "họ Vin" tiếp tục tăng bứt phá trong buổi sáng 16/8 sau khi cổ phiếu VinFast tăng mạnh trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ, qua đó kéo vốn hóa của hãng xe ô tô điện Việt Nam tăng vọt.
Mở cửa phiên giao dịch ngày 16/8, sự hứng khởi của các nhà đầu tư sau thông tin VinFast (một công ty con của Vingroup) niêm yết thành công trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ với mức định giá lên tới 85 tỷ USD đã khiến cổ phiếu Vingroup (VIC) tăng kịch trần với dư mua rất lớn.
Tính tới 10h9, cổ phiếu Vingroup tăng 4,900 đồng lên 75,600 đồng/cp với dư mua giá trần gần 5,9 triệu đơn vị. Đây là điều chưa từng có đối với cổ phiếu này.
Trước đó, kể từ đầu tháng 8, sau khi có thông tin về kế hoạch niêm yết VinFast trên sàn chứng khoán Mỹ với định giá cao, cổ phiếu Vingroup có những phiên tăng trần với khối lượng và giá trị khớp lệnh kỷ lục, Đơn cử phiên 4/8, 21,2 triệu cổ phiếu VIC được chuyển nhượng, mức cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2007.
Bên cạnh đó, Vinhomes (VHM) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng tăng mạnh lên 63,100 đồng/cp. Vincom Retail (VRE) cũng tăng khá ấn tượng.
Việc bộ 3 cổ phiếu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng bứt phá đã giúp thị trường chứng khoán sôi động.
Theo các chuyên gia, mức định giá cao là một tin vui. VinFast có rất nhiều tiềm năng, nhưng phát triển mạnh mẽ hơn nữa phụ thuộc hoàn toàn vào chính doanh nghiệp.
Theo hồ sơ, tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành của VinFast Auto là hơn 2,307 tỉ cổ phiếu. Trong đó, Tập đoàn Vingroup sở hữu 51,36%, hai công ty đầu tư riêng thuộc sở hữu của ông Phạm Nhật Vượng là Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (VIG) sở hữu 33,37% và Asian Star Trading & Investments Pte. Ltd sở hữu gần 15%. Còn lại một phần nhỏ thuộc về các cổ đông khác.
Như vậy, tổng cộng 2 công ty đầu tư của ông Vượng đang nắm giữ xấp xỉ 1,115 tỉ cổ phiếu VFS, tương đương 48,33% cổ phần VinFast. Nếu tính gián tiếp qua 2 khoản đầu tư này thì khối tài sản của ông Phạm Nhật Vượng có thể tăng thêm 41 tỷ USD. Cộng thêm khối tài sản hiện có thì giá trị tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thể lên đến gần 47 tỷ USD.
Cổ phiếu VinFast cần tăng bao nhiêu nữa để đạt giá trị vốn hóa bằng Tesla?
Hiện Tesla đang là nhà sản xuất ô tô có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới, với giá trị vốn hóa đạt 738 tỷ USD tính theo giá chốt phiên ngày 15/8. Sau khi sáp nhập với Black Spade Acquisition, tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành của VinFast Auto là 2,307 tỷ cổ phiếu. Như vậy, để đạt được giá trị vốn hóa bằng Tesla, giá cổ phiếu VinFast sẽ phải ở mức xấp xỉ khoảng 320 USD, tức tăng 8,6 lần so với mức giá hiện nay.
Tesla lên sàn vào tháng 6/2010, bằng con đường IPO. Công ty đã huy động được 226 triệu USD trong vụ IPO này, lên sàn ở mức giá 17 USD, cao hơn so với mức kỳ vọng 14-16 USD mà Tesla đã đưa ra trước đó. Chốt phiên giao dịch đầu tiên, cổ phiếu này tăng khoảng 41%, lên 23,89 USD.
Do đó, kỳ vọng trong thời gian tới VinFast sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa, trở thành những doanh nghiệp niêm yết hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất ô tô điện.
Quay trở lại với TTCK, kết thúc phiên giao dịch ngày 16/8, VN-Index tăng 9,21 điểm (0,75%), đạt 1243.26 điểm; HNX-Index tăng 1,11 điểm (0,44%), đạt 252,56 điểm. Thị trường nghiêng về bên bán với 443 mã giảm và 370 mã tăng.
Thanh khoản của các chỉ số duy trì ở mức khá. VN-Index đạt khối lượng giao dịch hơn 930 triệu đơn vị, tương đương 20,9 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận thanh khoản đạt 109 triệu đơn vị, tương đương giá trị 2 ngàn tỷ đồng.
Mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 16/8/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 4,000 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Không khí Tết len lỏi khắp mọi nẻo đường lên “nóc nhà Đông Dương”, Fansipan (Sa Pa) khoác lên tấm áo xuân rực rỡ sẵn sàng chào đón du khách trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.