Hành trình của TTCK: Định giá đã rẻ nhưng xu hướng thị trường chưa ủng hộ
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/10/2022, VN-Index giảm 10,27 điểm (0,97%) còn 1.051,58 điểm, HNX-Index giảm 1,43 điểm (0,63%) về 226,46 điểm, UPCoM-Index giảm 0,15 điểm (0,19%) xuống 80,01 điểm.
Toàn sàn có 27 mã tăng trần, 321 mã tăng giá, 866 mã đứng giá, 386 mã giảm giá, và 14 mã giảm sàn. Thanh khoản VN-Index đạt 497 triệu cổ phiếu với giá trị hơn 9,5 nghìn tỷ đồng. HNX-Index đạt gần 49 triệu cổ phiếu với giá trị gần 950 tỷ đồng
Trong tháng 10, thị trường đón nhận nhiều khó khăn, không có thông tin tốt trong khi các thông tin tiêu cực đang phản ánh vào giá như Fed tăng lãi suất, xung đột Nga - Ukraine, Ngân hàng Nhà nước có khả năng tăng lãi suất vào cuối năm nay... Những thông tin này có thể khiến thị trường tiếp tục giảm.
Liệu chứng khoán có thể tạo đáy vào cuối tháng 10
Dự báo về thị trường giai đoạn tới, các chuyên nhận định hiện tại, các yếu tố tiêu cực tác động tới thị trường đến từ vĩ mô thế giới, lãi suất cao, xung đột Nga - Ukraine kéo dài, chứng khoán Việt Nam đang đồng pha với các chỉ số chứng khoán thế giới. Nhiều cổ phiếu đã có giá hấp dẫn nhưng phải đợi lực cầu trong các phiên sắp tới. Nhà đầu tư vẫn nên thận trọng, nếu có lượng tiền mặt lớn thì mới giải ngân, không nên bắt đáy vì tâm lý thị trường còn tiêu cực do nhiều thông tin hỗn loạn.
Sau phiên 03/10, VN-Index đã thủng mốc hỗ trợ 1,100 điểm, nhiều cổ phiếu ở thấp hơn hỗ trợ, tâm lý bi quan đang chiếm ưu thế. Do đó, cần phải lưu ý ở các mốc hỗ trợ tiếp theo của chỉ số, nếu thanh khoản tốt hơn thì thị trường mới hồi phục được.
Trong tháng 10, thị trường đón nhận nhiều khó khăn, không có thông tin tốt trong khi các thông tin tiêu cực đang phản ánh vào giá, có thể khiến thị trường tiếp tục giảm. Thực tế gần đây, thị trường liên tục giảm mạnh với thanh khoản thấp. Cường độ giảm sẽ hẹp dần và thị trường tạo đáy vào cuối tháng 10.
Định giá đã rẻ nhưng xu hướng thị trường chưa ủng hộ
Xét về định giá, cổ phiếu đã hấp dẫn hơn so với năm 2020, 2021 nhưng xu hướng thị trường vẫn chưa ủng hộ nhà đầu tư giải ngân. Nhà đầu tư có thể đợi kết quả kinh doanh quý 3 để thấy rõ bức tranh hơn và dự báo cho triển vọng của quý 4, cả năm 2022. Đây là giai đoạn nhà đầu tư nên chờ đợi.
Trong tháng này, nhà đầu tư cần theo dõi thanh khoản thị trường; định giá đã về vùng hấp dẫn nhưng cần cầu nhiều hơn để hồi phục.
Nhà đầu tư cầm nhiều cổ phiếu sẽ phải chịu áp lực lớn. Nếu tiền mặt dồi dào thì tìm cơ hội để giải ngân, nhưng cần hết sức thận trọng để tránh những biến động ngắn hạn làm ảnh hưởng tới tài sản.
Thị trường hiện đã đủ rẻ về dài hạn, lợi nhuận doanh nghiệp đã tốt hơn cũng như doanh nghiệp có khả năng chống chịu tốt hơn. Do đó, ở vùng 1,100 điểm của chỉ số, nhà đầu tư nên xem xét giải ngân dần để đầu tư dài hạn. Nên chọn các cổ phiếu tốt, tránh các cổ phiếu đầu cơ đã tăng mạnh trong thời gian trước.
Trong giai đoạn này, nhà đầu tư nên quan tâm tới vĩ mô của nền kinh tế, chỉ số lạm phát, động thái tăng lãi suất, tình trạng trái phiếu doanh nghiệp nhất là trái phiếu bất động sản.
Giai đoạn ngắn hạn tới vẫn nên ưu tiên tiền mặt. Nhà đầu tư nếu nắm tỷ trọng cổ phiếu cao thì nên đánh giá lại danh mục, giữ lại các cổ phiếu cơ bản và giảm bớt cổ phiếu đầu cơ không có nội tại. Một số nhóm ngành có triển vọng là ngân hàng, công nghệ thông tin, bán lẻ, dầu khí.
TTCK từ 17/10 – 21/10/2022: Có thể mua vào ở những phiên điều chỉnh
Quay trở lại với thị trường chứng khoán tuần trước, VN-Index tăng điểm phiên cuối tuần 14/10/2022, với việc đóng cửa tuần ở vùng gần cao nhất, trạng thái thị trường đang khá tích cực và mở ra cơ hội tạo đáy và hồi phục. Có thể có những nhịp giảm trở lại hình thành vùng đáy 2 ở đầu tuần tới trước khi kỳ vọng tạo ra mẫu hình đáy W trong tuần tới 17 - 21/10.
Mặc dù đáy chưa được xác nhận hình thành nhưng với cách vận động tích cực của nhiều cổ phiếu trong tuần qua, nhà đầu tư ngắn hạn có thể mạo hiểm mua vào khi có điều chỉnh.
Nỗi lo về trái phiếu doanh nghiệp
Nhiều năm gần đây, thị trường TPDN trở thành kênh huy động vốn trung, dài hạn quan trọng, đáp ứng nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp và giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Từ năm 2019 đến nay, khối lượng phát hành TPDN tăng nhanh, bình quân khoảng 467.000 tỷ đồng/năm. Quy mô thị trường TPDN ngày càng được mở rộng nhưng có giai đoạn tăng nóng, cơ cấu thị trường còn thiếu cân đối, chất lượng phát hành TPDN riêng lẻ chưa cao. Thị trường cũng tồn tại hiện tượng sử dụng vốn huy động qua phát hành TPDN riêng lẻ sai
mục đích, thiếu minh bạch và có các trường hợp vi phạm pháp luật, điển hình là vụ việc TPDN của Tập đoàn Tân Hoàng Minh mới đây…
Khối lượng TPDN phát hành tăng nhanh trong thời gian gần đây tạo rủi ro tiềm ẩn, đặc biệt là khối lượng đáo hạn lớn tập trung trong giai đoạn 2022-2024 và chủ yếu là TPDN của các doanh nghiệp bất động sản và tổ chức tín dụng. Theo thống kê của Bộ Tài chính, tổng khối lượng TPDN đến hạn trả nợ trong vòng 3 năm tiếp theo lên tới 745.400 tỷ đồng.
Thực tế thời gian qua, nhiều nhà đầu tư cá nhân mua TPDN phát hành riêng lẻ không thực sự hiểu rõ về TPDN mà chỉ quan tâm đến lãi suất qua lời chào mời của nhân viên ngân hàng, công ty chứng khoán (các tổ chức trung gian phân phối TPDN). Thậm chí, nhiều nhà đầu tư không chuyên còn được "bùa" cho "giấy phép" nhà đầu tư chuyên nghiệp để mua TPDN.
Theo số liệu của Bộ Tài chính, thị trường TPDN sơ cấp trong 7 tháng đầu năm 2022 ghi nhận, nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp chỉ nắm giữ 10,11% trong tổng lượng TPDN phát hành. Tuy nhiên, theo Công ty Dữ liệu tài chính, thống kê từ thị trường thứ cấp cho thấy, số lượng TPDN do cá nhân nắm giữ lên tới 32,6%, chủ yếu thông qua các giao dịch mua trung gian với công ty chứng khoán. Điều này cho thấy, trên thị trường có hiện tượng môi giới chứng khoán mời gọi nhà đầu tư cá nhân không chuyên đầu tư các lô TPDN như một dạng tiền gửi tiết kiệm lãi suất cao.
Trong khi đó, TPDN không phải là tiền gửi ngân hàng mà theo quy định về phát hành TPDN riêng lẻ, doanh nghiệp phát hành TPDN theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ.
Cùng với đó, các tổ chức trung gian phân phối chỉ là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hưởng phí từ doanh nghiệp phát hành và không chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ của doanh nghiệp phát hành. Việc bảo lãnh phát hành trái phiếu không phải là bảo lãnh thanh toán trái phiếu. Bảo lãnh phát hành chỉ là việc tổ chức bảo lãnh có cam kết với doanh nghiệp phát hành để phân phối số trái phiếu cần phát hành và không có bất kỳ nghĩa vụ nào với nhà đầu tư.
TPDN là kênh đầu tư hấp dẫn, song cũng tỷ lệ thuận với rủi ro, vì TPDN là một khoản đầu tư trung dài hạn và các chỉ số về tài chính liên quan đến doanh nghiệp phát hành hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian. Do đó, thị trường TPDN riêng lẻ được quy định chỉ dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp, tức phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định như: có kiến thức, am hiểu thị trường, vốn đầu tư tối thiểu…
Do đó, trách nhiệm của tổ chức bảo lãnh, đại lý phát hành rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Trong khi đó, thời gian qua, việc phân phối TPDN phát hành riêng lẻ chủ yếu qua các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư hay công ty chứng khoán, nhưng lại thiếu sự giám sát chặt chẽ, răn đe kịp thời của cơ quan quản lý nhà nước.
Khơi thông thị trường trái phiếu
Để huy động vốn cho nền kinh tế, theo các chuyên gia tài chính, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phải khơi thông thị trường vốn. TS Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, cho rằng, đến thời điểm này, cần phải giảm gánh nặng cung ứng vốn, nhất là vốn trung, dài hạn cho hệ thống ngân hàng. Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) là giải pháp cung ứng vốn dài hạn quan trọng cho doanh nghiệp. Chính vì thế, Nghị định 65/2022 sửa đổi bổ sung Nghị định 153/2020 về chào bán trái phiếu riêng lẻ vừa được ban hành sẽ tháo gỡ nút thắt huy động vốn trên kênh TPDN, khơi thông dòng vốn từ kênh huy động này cho các hoạt động kinh tế - xã hội.
Theo đánh giá của nhóm chuyên gia FinnRatings (đơn vị xếp hạng tín nhiệm được Bộ Tài chính cấp phép), trong bối cảnh hoạt động phát hành TPDN "trầm lắng" từ đầu quý 2 đến nay, Nghị định 65/2022 tạo hành lang pháp lý và chế tài rõ ràng sẽ khuyến khích thêm nhiều doanh nghiệp tiếp cận kênh trái phiếu, từ đó giảm tải gánh nặng đối với nguồn tín dụng hiện nay. "Chúng tôi kỳ vọng các thông tin tích cực của Nghị định 65 sẽ giúp phát triển thị trường TPDN thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chính, trả lại chức năng thực cho kênh tín dụng ngân hàng là nguồn vốn ngắn hạn", đại diện FinnRatings cho hay.
Có rất nhiều điểm mới của Nghị định 65/2022 về việc cho phép các doanh nghiệp được phát hành TPDN để cơ cấu lại nợ. Điều này sẽ củng cố thêm nhu cầu tìm kiếm các kênh vốn khác để đảo nợ của các doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp bất động sản thường sở hữu nhiều công ty con, liên kết để phát triển dự án. Một trong những quy định mới tác động lớn tới tổ chức phát hành là không siết điều kiện chào bán, nhưng quy định về hồ sơ chào bán và phương thức phát hành chặt chẽ hơn trước rất nhiều. Vì vậy, chỉ những doanh nghiệp có năng lực và hồ sơ minh bạch mới huy động vốn được trên thị trường này. Các chuyên gia kinh tế dự báo, quy mô phát hành TPDN sẽ tăng mạnh trở lại kể từ năm sau, đặc biệt là trong giai đoạn nửa cuối năm 2023.
Doanh nghiệp Việt Nam luôn nỗ lực nắm bắt cơ hội
Chia sẻ về góc nhìn đầu tư, CEO của PGT Holdings ông Kakazu Shogo đưa ra quan điểm:
"Nhà đầu tư vẫn nên duy trì sự thận trọng cao trong tuần giao dịch tới do rủi ro thị trường vẫn đang ở mức cao và dòng tiền trên thị trường vẫn chưa cho thấy sự khởi sắc đáng kể. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi ở mức giá cao, hạn chế sử dụng đòn bẩy và duy trì tỷ lệ cổ phiếu trong danh mục ở mức vừa phải. Đối với những nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao có thể tận dụng những phiên tăng điểm để hạ dần tỷ trọng cổ phiếu, đặc biệt tại nhóm cổ phiếu đầu cơ, có hệ số beta cao (hệ số đo lường biến động của cổ phiếu so với thị trường)."
PGT Holdings (HNX: PGT) là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong lĩnh vực nguồn nhân lực
PGT Holdings cho rằng tuy nguồn nhân lực ở Việt Nam dồi dào, đang bước vào kỷ nguyên "vàng" về nhân khẩu học khi hơn 70% dân số dưới 35 tuổi nhưng lại thiếu lao động trình độ cao. Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.
Lĩnh vực giáo dục
PGT Holdings sẽ tạo điều kiện cho các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp thực hiện chương trình thực tập cho ngành Điều dưỡng, Công nghệ thông tin, các lĩnh vực doanh nghiệp cần như kế toán và kỹ sư điện.
PGT Holdings luôn đưa ra thiện chí hỗ trợ, kết nối tỉnh Đồng Tháp với các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên. Đồng thời, PGT cũng sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp của tỉnh thử nghiệm công nghệ kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản vào sản xuất kinh doanh, hỗ trợ xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi…
Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động M&A từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
PGT Holdings_Nỗ lực cho sự "Phát triển bền vững’ của doanh nghiệp
Chủ đề được đề cập phần lớn hiện nay của các doanh nghiệp chính là nền tảng để các nhà đầu tư giải ngân trong giai đoạn TTCK như hiện nay. Và một trong những vấn đề đó chính là ESG là thuật ngữ viết tắt (Environmental, Social and corporate Governance), chỉ nhóm các yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị công ty trong đánh giá doanh nghiệp.
Gần nhất, một bài viết của doanh nghiệp PGT Holdings ( HNX: PGT) có nhắc tới tầm quan trọng của ESG đang dần trở thành một công cụ quan trọng để các tổ chức ra quyết định liệu có đầu tư vào một doanh nghiệp hay không.
Tại PGT Holdings, phát triển bền vững được khắc sâu trong cốt lõi của công ty là tạo ra xã hội sáng tạo, bằng cách mua bán và sáp nhập, dịch vụ nhân sự, dịch vụ tài chính như một phần của mô hình kinh doanh với tính hợp lý kinh tế triệt để.
Bằng cách này, PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Dưới đây là những thành tích của công ty:
SDGs 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.
SDGs 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
SDGs 5. Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.
SDGs 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.
SDGs 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.
SDGs 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội.
SDGs 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.
SDGs 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.
Các dự án hợp tác vô cùng khả quan
CTCP PGT Holdings ký kết hợp đồng với CT TNHH IT-Communications Việt Nam
Sự kiện PGT HOLDINGS đã ký kết hợp tác chiến lược với IT-Communications Việt Nam như một nền tảng vững chắc trong hoạt động số 4.0 của PGT Holdings. Hoạt động trong nhiều lĩnh vực và đa quốc gia hệ thống Call Center của IT-Communications Việt Nam sẽ được sử dụng hiệu quả trong việc kinh doanh trong nước và nước ngoài của các công ty khách hàng.
Thông qua sự hợp tác của hai công ty, bắt nhịp với xu thế quản lý và phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn số hoá mới của các công ty Việt Nam và công ty nước ngoài, góp phần tích cực vào thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ bằng cách đẩy mạnh kinh doanh và dịch vụ khách hàng hướng đến các công ty Nhật Bản cho các công ty khách hàng tại Việt Nam của đôi bên.
PGT Holdings hợp tác với Công ty Cổ phần Cloud Circus cung cấp công cụ MA "BowNow".
Cụ thể, PGT Holdings bắt tay hợp tác với Công ty Cổ phần Cloud Circus cung cấp công cụ MA "BowNow" thị phần cung cấp số 1 Nhật Bản tại Việt Nam.
Tính năng chính của "BowNow" là việc khách hàng (công ty người dùng) có thể bắt đầu ở mức tối thiểu bằng cách sử dụng danh sách khách hàng tiềm năng đang sở hữu, mà không cần tăng số lượng nhân sự hay sửa đổi trang web. Bằng cách phổ biến "BowNow", PGT Holdings sẽ hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số kinh doanh và dịch vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam.
PGT Holdings hợp tác cùng đối tác chiến lược thực hiện IPO trên sàn Nasdaq ở Hoa Kỳ.
PGT Holdings sẽ bắt đầu thực hiện hỗ trợ niêm yết lên Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq ở Hoa Kỳ. PGT sẽ hợp tác với các sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn niêm yết cho các công ty của Việt Nam.tôi tin chắc rằng PGT sẽ có thể giúp các công ty Việt Nam và các công ty Nhật tại Việt Nam phát triển hơn nữa.
Cung cấp các dịch vụ niêm yết công ty cổ phần có nhu cầu niêm yết trên sàn chứng khoán trong và ngoài nước.
Cụ thể, PGT Holdings sẽ bắt đầu thực hiện hỗ trợ niêm yết lên Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq ở Hoa Kỳ. PGT sẽ hợp tác với các sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn niêm yết cho các công ty của Việt Nam. PGT sẽ có thể giúp các công ty Việt Nam và các công ty Nhật tại Việt Nam phát triển hơn nữa.
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX
Khép lại phiên giao dịch ngày 17/10/2022, mã PGT trên sàn HNX đóng cửa với mức giá 3,700 VNĐ.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
PV
Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.