Hậu Covid-19, doanh nghiệp phát triển cần phải có sự kết nối
Kết nối, chia sẻ là nhu cầu cần thiết để cộng đồng doanh nghiệp có thể vượt qua những khó khăn, thách thức, đặc biệt là trong thời điểm đại dịch Covid-19 đang có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển. Đây là nội dung chính của buổi Tọa đàm: Xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp được tổ chức tại Hà Nội hôm nay (8/7).
Quang cảnh buổi Tọa đàm.
Tại buổi Tọa đàm, các chuyên gia đã bàn luận và chia sẻ về những giải pháp là kết nối và hợp tác để cùng nhau phát triển. Thông qua việc chia sẻ, kết nối cộng đồng doanh nghiệp sẽ tận dụng được thế mạnh của nhau như: danh tiếng, thương hiệu, sản phẩm, thậm chí nguồn khách hàng.
Phương pháp này thực sự mang lại sự gợi mở hoàn hảo cho các doanh nghiệp đang loay hoay tìm cách mở rộng kinh doanh. Nhưng vấn đề quan trọng nhất là làm thế nào để kết nối một cách hiệu quả? Và làm thế nào để cộng đồng doanh nghiệp có thể kết nối được với nhau?...
Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội Nguyễn Thế Điệp cho biết, kết nối, chia sẻ được xem là biện pháp hiệu quả để thực hiện xúc tiến đầu tư trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn về định hướng phát triển và phương pháp để có thể kết nối với đối tác.
Việc các doanh nghiệp có thể kết nối với nhau là việc làm ý nghĩa không chỉ hỗ trợ chính bản thân doanh nghiệp, mà còn giúp tạo nên những giá trị liên kết bền vững, từ đó góp phần phát triển kinh tế đất nước.
“Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế bước vào giai đoạn cách mạng công nghệ 4.0. Tuy có nhiều lợi thế để phát triển nhưng cũng tạo ra cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, nếu cứ mạnh ai nấy làm thì sẽ không có sự bền vững và dễ dẫn đến sụp đổ. Đại dịch Covid-19 là minh chứng cho thấy sự thiếu kết nối trong cộng đồng doanh nghiệp với nhau, dẫn đến sự phá sản của rất nhiều doanh nghiệp” - ông Nguyễn Thế Điệp nhìn nhận.
Đồng quan điểm, Chủ tịch HĐQT Công ty G6 Land Nguyễn Anh Quê cho rằng, sự hỗ trợ, kết nối của cộng đồng doanh nghiệp là hết sức quan trọng, vì mỗi doanh nghiệp có một thế mạnh khác nhau, nếu cùng nhau kết nối lại thì cả hai sẽ cùng tồn tại.
“Để có thể trụ lại được trong giai đoạn Covid-19 vừa qua, doanh nghiệp của tôi đã có sự kết nối chặt chẽ với các đơn vị liên quan. Đơn cử, tôi là đơn vị phân phối sản phẩm thì không chỉ làm công tác bán hàng, mà còn hỗ trợ chủ đầu tư trong việc tìm nguồn vốn và các đối tác thi công để triển khai dự án” – ông Nguyễn Anh Quê nói.
TIN VÀ ẢNH: DOÃN THÀNHTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.