Hậu Giang: Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Quý Mão 2023
Để chủ động kiểm soát tình hình, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường và thực hiện cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Từ ngày 15/11/2022 đến ngày 15/2/2023, QLTT Hậu Giang tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại, chú trọng kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào dịp Tết để tăng giá bất hợp lý, gây bất ổn thị trường, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng lớn trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; đảm bảo ổn định thị trường để phục vụ nhu cầu Tết cho nhân dân.
Bên cạnh đó, Cục QLTT Hậu Giang cũng tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đến tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa và người tiêu dùng để nâng cao ý thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh và văn hóa tiêu dùng. Ngoài ra, lực lượng QLTT trên địa tỉnh tăng cường công tác quản lý địa bàn, chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, hàng hóa gian lận nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ... qua mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử.
Song song đó, kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm đối với hàng hóa là những mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán như hàng điện tử, điện lạnh, quần áo, giầy dép, bánh kẹo, đường cát, hoa quả, rượu, bia, thuốc lá, nước giải khát... Trong đó, QLTT sẽ tăng cường kiểm tra quy định về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh; kiểm tra về ghi nhãn hàng hóa, về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; Kiểm tra hồ sơ, giấy tờ, hóa đơn chứng từ liên quan đến hàng hóa; Kiểm tra về kê khai giá, đăng ký giá và niêm yết giá; bán hàng theo giá kê khai, đăng ký và niêm yết; Các quy định khác trong việc chấp hành pháp luật trong hoạt động thương mại và các lĩnh vực khác có liên quan. Đặc biệt, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển, buôn bán pháo nổ, pháo hoa các loại; tổ chức giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý nhằm góp phần đảm bảo ổn định thị trường để phục vụ nhu cầu Tết cho nhân dân.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết
Cục QLTT Hậu Giang tập trung chỉ đạo, triển khai có hiệu quả các Chỉ thị, Kế hoạch, Công điện, văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, các Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành tỉnh và các cơ quan liên quan trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại; sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm...; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh chân chính nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.
Bên cạnh đó, lực lượng QLTT sẽ tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, chú trọng kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng nhu cầu tăng cao trong dịp Tết để đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý... gây bất ổn thị trường; chú trọng kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm sở hữu trí tuệ, không đảm bảo an toàn thực phẩm… nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng vào dịp cuối năm 2022 và trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 như: xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi...; các mặt hàng đường cát, rượu, bia, bánh kẹo, thuốc lá, xì gà, nước giải khát; thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng; các mặt hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng; các mặt hàng thời trang (quần áo, giày dép, túi sách...); gia súc, gia cầm và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm...
Song song đó, Cục QLTT tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng để nâng cao ý thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh và văn hóa tiêu dùng.
Nhằm phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 được an toàn, Cục QLTT Hậu Giang sẽ kiểm tra quy định về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh; Kiểm tra về ghi nhãn hàng hóa, về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; Kiểm tra hồ sơ, giấy tờ, hóa đơn chứng từ liên quan đến hàng hóa; Kiểm tra về tiêu chuẩn đo lường, chất lượng hàng hóa, phương tiện đo nhóm 2; Kiểm tra về kê khai giá, đăng ký giá và niêm yết giá; bán hàng theo giá kê khai, đăng ký và niêm yết; Kiểm tra việc thực hiện đăng ký thời gian bán hàng, niêm yết thời gian bán hàng và bán hàng theo thời gian đăng ký, niêm yết (đối với mặt hàng xăng dầu); Các quy định khác trong việc chấp hành pháp luật trong hoạt động thương mại và các lĩnh vực khác có liên quan.
Trong đó, đối tượng kiểm tra của lực lượng QLTT là các tổ chức, cá nhân hoạt động vận chuyển, sản xuất, kinh doanh, các kho bãi, điểm tập kết hàng hóa, các trung tâm thương mại, siêu thị, kho chứa hàng đông lạnh, các đơn vị nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm đông lạnh... và mặt hàng trọng điểm kiểm tra gồm: xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi...; các mặt hàng đường cát, rượu, bia, bánh kẹo, thuốc lá, xì gà, nước giải khát; thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng; các mặt hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng; các mặt hàng thời trang (quần áo, giày dép, túi xách...); gia súc, gia cầm và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm...
Văn Dương - Hồng ÂnTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.