Hậu Giang: Xác lập kỷ lục Việt Nam về chế biến, công diễn các món bánh làm từ gạo, nếp
Trong khuôn khổ Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, chiều 13/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang tổ chức công diễn và xác lập kỷ lục "Sự kiện chế biến, công điễn các món bánh làm từ gạo, nếp nhiều nhất Việt Nam" (200 món).
Đây là kỷ lục thứ 3 sau 2 kỷ lục "Không gian triển lãm, sắp đặt con đường lúa gạo, chủ đề "Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt" dài nhất - Phá Kỷ lục và Mô hình Bản đồ Việt Nam ghép từ các giống lúa đặc sản của các tỉnh, thành nhiều nhất trong chuỗi hoạt động Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang năm 2023.

Sự kiện chế biến, công điễn các món bánh làm từ gạo, nếp nhiều nhất Việt Nam (200 món) xác lập kỷ lục Việt Nam.

Các đại biểu tham dự lễ xác lập kỷ lục.
Bà Nguyễn Thị Lý - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang cho biết, với mục đích, xác lập bản quyền các món bánh làm từ gạo, nếp và nâng cao uy tín thương hiệu lúa gạo Việt Nam, vị thế của tỉnh Hậu Giang và nhằm đẩy mạnh công tác quảng bá ẩm thực, đặc sản đặc trưng tỉnh Hậu Giang đến với du khách trong nước và quốc tế.


Các nghệ nhân, đầu bếp trình diễn các món bánh là từ gạo và nếp.

Ông Nguyễn Văn Bảy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang và bà Nguyễn Thị Lý - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang tặng hoa cho các đầu bếp, nghệ nhân.

Viện Kỷ lục Việt Nam trao kỷ lục cho lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang.
"Sự kiện chế biến, công diễn các món bánh làm từ gạo, nếp nhiều nhất Việt Nam không chỉ là sân chơi bổ ích, để nghệ nhân, đầu bếp trình diễn tay nghề, cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, giao lưu, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm mà còn là niềm hy vọng của chúng tôi với mong muốn, tổng hợp được các món bánh dân gian từ ba miền Bắc, Trung, Nam làm từ gạo, nếp và các món bánh làm từ gạo, nếp được công diễn sẽ được có tên trong danh sách Kỷ lục Việt Nam" - bà Nguyễn Thị Lý nhấn mạnh.
Văn Dương - Hồng Ân
Khi tài sản số đang làm thay đổi diện mạo các giao dịch tài chính toàn cầu và tín chỉ carbon được xem là 'chìa khóa' mở cửa tài chính xanh. Tuy nhiên, hiện khung pháp lý Việt Nam lại đang thiếu những quy định cụ thể để tận dụng lợi thế từ hai loại tài sản mới này.