HĐND tỉnh Tiền Giang: Nhìn lại hơn nửa nhiệm kỳ Khóa X (2021- 2026)
Với nhiều chương trình, hành động thiết thực của lãnh đạo tỉnh, bám sát thực tiễn, nguyện vọng của nhân dân, HĐND tỉnh Tiền Giang đã đưa 142/142 xã được công nhận nông thôn mới, đạt 100%, đứng thứ 1/13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL.
Theo đó, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng; năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên; đoàn kết, thống nhất được giữ vững. HĐND tỉnh Tiền Giang đã thành lập nhiều đoàn giám sát về: "Công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác khởi tố, điều tra các vụ án hình sự"; "tình hình thực hiện chính sách, pháp luật quy hoạch sử dụng đất gắn với việc mời gọi các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh"; "Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang",…
Trên cơ sở giám sát, ghi nhận ý kiến của đại biểu, cử tri và nhân dân trong tỉnh, Đoàn giám sát đã yêu cầu các cơ quan chịu giám sát xây dựng kế hoạch phù hợp; đồng thời hoàn thiện báo cáo gửi lại Đoàn giám sát tổng hợp làm cơ sở kiến nghị đến các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, xem xét sửa đổi quy định, chính sách hỗ trợ phù hợp với tình hình thực tế…
Hoặc tại "Hội nghị sơ kết việc thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Đoàn ĐBQH tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh năm 2023" do ông Nguyễn Văn Danh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị tỉnh; ông Võ Văn Bình - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh; ông Nguyễn Văn Vĩnh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh; ông Nguyễn Chí Trung - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh chủ trì…
Trong năm 2023, hoạt động phối hợp công tác giữa Đoàn ĐBQH tỉnh và Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh được thực hiện chặt chẽ, kịp thời và đạt hiệu quả theo quy định của pháp luật và Quy chế phối hợp đã đề ra. Nhiều vấn đề bức xúc của cử tri, trong nhân dân được các cơ quan nắm bắt và kịp thời phản ánh, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Các vấn đề còn khó khăn do vướng quy định về cơ chế, về chính sách, về nguồn lực thực hiện, các cơ quan đã có cùng quan điểm chung trong xử lý, giải quyết góp phần định hướng dư luận theo hướng tích cực, củng cố thêm niềm tin, sự tin tưởng của cử tri, của người dân đối với vai trò quản lý, điều hành của các cấp chính quyền, vì mục tiêu chung là phục vụ nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang.
Một lãnh đạo HĐND tỉnh Tiền Giang, cho biết: "Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tăng tỷ trọng phi nông nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 37,2% năm 2022 xuống còn 36,4% năm 2023; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng từ 28% năm 2022 lên 28,5% năm 2023; khu vực dịch vụ tăng từ 34,8% năm 2022 lên 35,1% năm 2023… Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục, đào tạo có nhiều tiến bộ, đời sống của nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc. Quốc phòng - An ninh được củng cố; trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh…".
Có thể thấy với hơn nửa nhiệm kỳ khóa X (2021- 2026), HĐND tỉnh Tiền Giang đã có nhiều chương trình, hoạt động giữ vai trò quan trọng trong đổi mới quản trị ở địa phương theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả. Hiệu quả hoạt động của HĐND các địa phương và tỉnh đã thể hiện rõ "ý Đảng, lòng dân", kịp thời đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong tỉnh.
Trương DuyTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.