Hệ thống giao thông thông minh ở Seoul
Thành phố Seoul từng là Kinh đô của Bách Tế trước công nguyên và Triều đại Triều Tiên từ thế kỷ 13 đến đầu thế kỷ 20. Seoul đã trở thành thủ đô của Hàn Quốc sau khi thành lập chính phủ Hàn Quốc năm 1948. Với diện tích chỉ 605 km² và dân số hiện nay là 12 triệu người, hơn nữa Vùng thủ đô Seoul bao gồm thành phố Incheon và tỉnh Gyeonggi, có tổng cộng 25 triệu người dân sinh sống nên đây là thành phố lớn có mật độ dân số cao khiến Seoul trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc.
Khi nền kinh tế phát triển, cũng là lúc giao thông của Seoul bùng nổ, thành phố này có hơn 3 triệu phương tiện giao thông nên thường xuyên bị tắc nghẽn giao thông. Bởi vậy Seoul đã xây dựng hệ thống đường ngầm thông minh để giải quyết hiện tượng tắc nghẽn giao thông.
Riêng hệ thống tàu điện ngầm có 16 tuyến với 350 nhà ga phục vụ Seoul, Incheon, Gyeonggi, Tây Gangwon, và Bắc Chungnam đã đáp ứng được hơn 8 triệu lượt người đi lại mỗi ngày.
Ai đã từng đến Seoul hoặc hay theo dõi về bóng đá chắc hẳn còn nhớ năm 2002 World Cup được tổ chức tại Hàn Quốc, hơn 10 triệu cổ động viên bóng đá trong trang phục của đội tuyển quốc gia nước này đã tràn ra đường, nhuộm đỏ cả thành phố Seoul nhưng giao thô̂ng ở Thủ đô Seoul vẫn rất trật tự. Năm 2011, Hàn Quốc đã hoàn thành việc lắp đặt cáp quang Internet tốc độ cao trên 3.500km đường cao tốc, tạo nên một mạng lưới giao thông thông minh quốc gia, bởi vậy khi chúng tôi đi từ Deagu đến Seoul đã chứng kiến việc lái xe ô tô điều khiển phương tiện theo chỉ dẫn của mạng Internet của hệ thống giao thông.
Bên cạnh đó, Seoul cũng cung cấp nhiều dịch vụ cho người dùng phương tiện giao thông công cộng có những thông tin giao thông trên điện thoại di động, cho phép người dùng ước tính thời gian tàu, xe đến, thời gian di chuyển dự kiến, vị trí các ga tàu điện hoặc trạm xe buýt gần nhất. Các ga tàu điện ngầm và trạm xe buýt chính ở Seoul đều được trang bị màn hình LED hiển thị thời gian đến dự kiến của tàu điện ngầm và xe buýt.
Dù là một quốc gia sở hữu nhiều hãng sản xuất xe hơi nổi tiếng thế giới nhưng xe buýt và tàu điện mới là hai phương tiện giao thông phổ biến. Với sự tiện lợi, an toàn và khả nă̆ng đáp ứng nhu cầu giao thông cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, giao thông Seoul đã trở thành hình mẫu để các quốc gia khác học hỏi. Và đặc biệt hệ thống tàu điện ngầm chính là thứ vẽ nên diện mạo giao thông thông minh của Vùng đô thị 25 triệu dân.
Khi thăm quan hệ thống đường ngầm, hệ thống tàu điện ngầm được vận hành một cách khoa học, trơn tru tôi nghĩ đây là sản phẩm của hệ thống quản lý nhà nước Hàn Quốc. Nhưng tìm hiểu mới biết hệ thống tàu điện ở Seoul được điều hành bởi các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vì lợi nhuận và doanh nghiệp phi lợi nhuận.
Nhật ThăngDự kiến từ đầu năm 2025, ngành thuế sẽ nâng cấp ứng dụng hỗ trợ cá nhân kê khai thuế điện tử, tự động hỗ trợ toàn bộ việc quyết toán thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế.