Hệ thống Nhà thuốc FPT Long Châu đang kinh doanh ra sao?
Từ đầu năm đến nay, chuỗi nhà thuốc này đã mở mới 119 nhà thuốc, nâng số lượng nhà thuốc có doanh thu lên đến 1.056.
Trực thuộc Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT (FRT) – thành viên Tập đoàn FPT, hệ thống Nhà thuốc FPT Long Châu là một trong những chuỗi bán lẻ dược phẩm uy tín tại Việt Nam.
FPT Long Châu chuyên cung cấp đa dạng các loại thuốc kê đơn, không kê đơn, các sản phẩm thực phẩm chức năng, trang thiết bị y tế, dược mỹ phẩm và nhiều sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, tiêu dùng hàng ngày....
Trong năm 2022, FRT đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư nhà máy sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo đúng tiêu chuẩn Nhật Bản với Pharma Foods International (PFI) và Sato Connect Gate (SCGate).
Mới đây, Công ty chứng khoán ACB vừa có báo cáo phân tích về hoạt động của FRT. Một trong những điểm đáng chú ý của báo cáo này là có phân tích liên quan đến hoạt động của chuỗi nhà thuốc Long Châu.
Cụ thể, trong năm 2022, FRT đạt doanh thu thuần 30.166 tỷ đồng (tăng 34,1%) và lợi nhuận sau thuế đạt 398 tỷ đồng (tăng 10,3%). Trong khi biên lợi nhuận gộp mở rộng (từ 14% trong 2021 lên 15,6% trong 2022 nhờ biên lợi nhuận Long Châu cải thiện), tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý trên doanh thu thuần tăng (13,7% trong 2022 so với 11,8% trong 2021, chủ yếu do Long Châu) và lợi nhuận tài chính chuyển từ 52 tỷ đồng trong 2021 thành -82 tỷ đồng trong 2022 (chủ yếu do chi phí lãi vay tăng 75%) đã làm giảm tăng trưởng lợi nhuận.
Nhờ mở rộng mạng lưới cửa hàng nhanh chóng và nhu cầu thuốc ít bị tác động hơn bởi biến động kinh tế cùng với việc nhanh chóng mở rộng vùng phủ, luôn tiên phong mang lại giá trị, trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng mà FPT Long Châu đã có kết quả kinh doanh rất ấn tượng.
Chuỗi Long Châu tiếp tục ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ với doanh thu tăng 141%, đạt 9.596 tỷ đồng, tăng gấp 2,4 lần so với năm 2021. Theo ước tính của ACB, doanh thu bình quân mỗi cửa hàng theo quý trong 3 quý cuối năm 2022 là 2,7 - 3,2 tỷ đồng.
Tính đến cuối 2022, Long Châu có 937 cửa hàng đang hoạt động (cuối 2021 chuỗi này có 400 cửa hàng) ở 63 tỉnh/thành, so với 936 cửa hàng Pharmacity (63 tỉnh/thành) và 530 cửa hàng An Khang (63 tỉnh/thành). Trong khi Long Châu đã bắt đầu có lãi từ 2021, Pharmacity và An Khang vẫn chưa.
Long Châu ghi nhận khoảng 53 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong 2022 (năm 2021 là 4,9 tỷ đồng), mặc dù phần lớn (31 tỷ đồng) được ghi nhận trong quý 1 cùng với sự gia tăng doanh thu do nhu cầu về thuốc/sản phẩm chăm sóc sức khỏe tăng cao khi dịch COVID-19 sự bùng phát.
Biên lợi nhuận gộp của Long Châu đạt 23,6% trong 2022, so với 20,9% trong 2021. Mặc dù biên lợi nhuận này vẫn có khả năng mở rộng hơn nữa. Theo tính toán của ACB, với giả định 400 cửa hàng mở mới trong 2023, Long Châu có thể ghi nhận tăng trưởng doanh thu là 49,3% và tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 67%.
Tại báo cáo tài chính hợp nhất vừa công bố của FRT, nhà thuốc Long Châu ghi nhận doanh thu đạt 3.284 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ quý 1/2022, tương đương mức thu hơn 36 tỷ đồng/ngày.
FPT Long Châu hiện có số lượng nhà lên đến 1.056 nhà thuốc, mở mới 119 nhà thuốc so với đầu năm, phần lớn tập trung tại tuyến huyện và thị trấn. Với số lượng hiện tại, Long Châu đang là hệ thống nhà thuốc lớn nhất cả nước. Long Châu đặt mục tiêu mở mới ít nhất 400 nhà thuốc trong năm nay để nâng tổng số lượng cửa hàng lên 1.400 - 1.500 điểm.
Tại Đại hội đồng cổ đông diễn ra cách đây không lâu, bà Nguyễn Bạch Điệp - Chủ tịch hội đồng quản trị FRT cho biết, dù rằng người dân thắt chặt chi tiêu, mục tiêu mở 400 nhà thuốc mới sẽ không ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty.
Việc mở rộng các chuỗi nhà thuốc vào khu dân cư sẽ giúp công ty có thêm khách hàng mới, đồng thời có thể lấy được khách hàng từ các chuỗi nhà thuốc khác, đồng thời Long Châu sẽ không chỉ dừng lại ở nhà thuốc và bán thuốc.
Các cửa hàng mở mới của Long Châu đang đặt ra mục tiêu sau 6 tháng phải có lãi, hiện tại mục tiêu đã được hiện thực hóa đến 99%, tuy nhiên có vài cửa hàng chưa có lãi vì một số lý do. Long Châu hiện đang lãi ở mức khoảng 500 đến 600 triệu cửa hàng/tháng và vẫn kiên định với chiến lược giá rẻ dành cho người tiêu dùng, bà Diệp khẳng định.
Nhật HàNgành ngân hàng Việt Nam là lĩnh vực có vai trò huyết mạch của nền kinh tế, do vậy việc tiên phong trong thực thi ESG sẽ tạo ra sự thúc đẩy lớn đối với các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng trong việc thiết lập những chuẩn mực mới về phát triển bền vững.