Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giúp nông nghiệp khu vực ĐBSCL chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

Đầu tư và Tiếp thị
11:45 AM 25/11/2021

Dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé (Kiên Giang) được kỳ vọng sẽ kiểm soát được quá trình xâm nhập mặn, tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững đối với sản xuất nông nghiệp, thủy sản cho một vùng rộng lớn hơn 384.000 ha ở khu vực ĐBSCL. Mặc dù chỉ là thử nghiệm nhưng lợi ích mà các công trình này mang lại vượt xa so với mục tiêu ban đầu.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng được xây dựng trên địa bàn huyện An Biên và Châu Thành (Kiên Giang). Qua gần 2 năm thi công, dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé đã cơ bản hoàn thành và được vận hành thử nghiệm.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé đã cơ bản hoàn thành đạt 99%

Dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 có 2 công trình quan trọng nhất, đó là cống Cái Bé nằm trên sông Cái Bé và cống Cái Lớn nằm trên sông Cái Lớn. Riêng cống Cái Bé, toàn bộ phần xây dựng, lắp đặt thiết bị cống và âu thuyền đã hoàn thành và được Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 10 đưa vào vận hành tạm thời từ đầu tháng 2/2021, vượt tiến độ sớm hơn 1 mùa khô. Còn đối với cống Cái Lớn, hiện tại đã thực hiện đạt trên 99% khối lượng hợp đồng và cũng đủ điều kiện vận hành phục vụ sản xuất từ cuối tháng 6/2021.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng được xây dựng trên địa bàn huyện An Biên và Châu Thành (Kiên Giang).

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng được xây dựng trên địa bàn huyện An Biên và Châu Thành (Kiên Giang).

Ông Nguyễn Hồng Hưng, Phó Ban Điều hành Dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé cho biết, tất cả phần việc chính đã hoàn thành đạt 99%, giờ chỉ còn làm công tác phụ trợ như làm vệ sinh, trồng thêm cây cảnh để tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Dự kiến công trình cống Cái Lớn sẽ hoàn thành toàn bộ, đủ điều kiện nghiệm thu và chính thức bàn giao, đưa vào sử dụng phục vụ sản xuất vào cuối tháng 11/2021. 

Với một siêu công trình thủy lợi được xem là hiện đại bậc nhất khu vực, chưa kể đến các khó khăn như giá nguyên vật liệu tăng, thời tiết khắc nghiệt cũng như chịu tác động của đại dịch COVID-19, nhưng công trình vẫn hoàn thành đúng, thậm chí vượt tiến độ so với cam kết ban đầu, đó là một cố gắng đáng ghi nhận của chủ đầu tư và các nhà thầu xây dựng.

Cống Cái Lớn, hiện tại đã thực hiện đạt trên 99% khối lượng hợp đồng và cũng đủ điều kiện vận hành phục vụ sản xuất từ cuối tháng 6/2021.

Cống Cái Lớn, hiện tại đã thực hiện đạt trên 99% khối lượng hợp đồng và cũng đủ điều kiện vận hành phục vụ sản xuất từ cuối tháng 6/2021.

Còn theo ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết thêm, qua giám sát, thấy rõ việc bố trí thực hiện rất phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của tỉnh. Một công trình lớn, hiện đại nhưng vẫn rút ngắn được thời gian xây dựng thì tính phát huy hiệu quả của công trình và sự mong mỏi của người dân đã được đáp ứng.

Dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư trên 3.300 tỷ đồng, do Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu hợp phần xây dựng. Công trình khi đưa vào vận hành không những giúp kiểm soát được quá trình xâm nhập mặn, tạo nguồn nước ngọt cho các vùng ven biển mà còn giúp cho nhiều địa phương ở khu vực ĐBSCL chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng chống thiên tai.

Cống Cái Bé được vận hành tạm thời từ tháng 2/2021, đã giúp kiểm soát được nguồn nước mặn, ngọt cho khoảng 20.000 ha đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang.

Cống Cái Bé được vận hành tạm thời từ tháng 2/2021, đã giúp kiểm soát được nguồn nước mặn, ngọt cho khoảng 20.000 ha đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang.

Hiệu quả từ siêu công trình thủy lợi hiện đại bậc nhất khu vực

Giai đoạn 1 với hơn 3.300 tỷ đồng đầu tư cho dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé, đến nay dự án cơ bản hoàn thành để vận hành phục vụ sản xuất, kiểm soát xâm nhập mặn. Ông Lê Hồng Linh - Giám đốc Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 10 chia sẻ, trong quá trình thi công, các nhà thầu đã nỗ lực rất cao độ, hàng ngàn người trên công trường làm việc cả ngày lẫn đêm và được sự giúp đỡ từ địa phương, chúng tôi đã thực hiện 3 tại chỗ nên đáng lẽ ra phải xây dựng trong 3 năm nhưng 2 năm chúng tôi đã hoàn thành. Hiện Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé đang được thử nghiệm nhưng lợi ích mà các công trình này mang lại vượt xa so với mục tiêu ban đầu.

Toàn cảnh dự án cống Cái Lớn cơ bản hoàn thành 99% khối lượng.

Toàn cảnh dự án cống Cái Lớn cơ bản hoàn thành 99% khối lượng.

Việc vận hành tạm thời cống Cái Bé từ tháng 2/2021, đã giúp kiểm soát được nguồn nước mặn, ngọt cho khoảng 20.000 ha đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang, nhờ đó mà địa phương này không phải triển khai đắp các đập tạm ven sông Cái Bé, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng. Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang chia sẻ thêm, Kiên Giang sẽ giảm được khoảng 20 tỷ đồng/năm cho việc đắp đập tạm xử lý mặn xâm nhập vào chu kỳ từ tháng 1 đến tháng 8 hàng năm.

Dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé được vận hành thử nghiệm. Mặc dù chỉ là thử nghiệm nhưng lợi ích mà các công trình này mang lại vượt xa so với mục tiêu ban đầu.

Dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé được vận hành thử nghiệm. Mặc dù chỉ là thử nghiệm nhưng lợi ích mà các công trình này mang lại vượt xa so với mục tiêu ban đầu.

Không chỉ tỉnh Kiên Giang, khi cống Cái Bé - Cái Lớn được đưa vào vận hành chính thức, sẽ giúp cho nhiều địa phương khác ở ĐBSCL như tỉnh Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và tỉnh Sóc Trăng hưởng lợi rất nhiều trong việc kiểm soát nguồn nước mặn, ngọt; tạo điều kiện thuận lợi cho hàng vạn người dân ổn định sản xuất nông nghiệp. 

Trong một lần vào kiểm tra việc thực hiện dự án, ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, giai đoạn 1 dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé sau khi hoàn thành sẽ có 395.000 ha đất sản xuất sẽ được kiểm soát mặn, ngọt. Giai đoạn 2 của dự án sẽ bao trùm vùng ảnh hưởng lên đến 1 triệu ha, kiểm soát gần 25% vùng đất sản xuất ở ĐBSCL. 

Siêu công trình thủy lợi hiện đại bậc nhất khu vực sắp được đưa vào vận hành chính thức.

Siêu công trình thủy lợi hiện đại bậc nhất khu vực sắp được đưa vào vận hành chính thức.

Không chỉ kiểm soát nguồn nước, hệ thống thủy lợi được xem là hiện đại bậc nhất ĐBSCL này còn được kỳ vọng sẽ tạo nguồn nước ngọt cho các vùng ven biển, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng chống thiên tai cũng như tăng cường khả năng thoát lũ, tiêu úng, tiêu chua cải tạo đất phèn.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé được kỳ vọng sẽ tạo nguồn nước ngọt cho các vùng ven biển, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng chống thiên tai cũng như tăng cường khả năng thoát lũ, tiêu úng, tiêu chua cải tạo đất phèn.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé được kỳ vọng sẽ tạo nguồn nước ngọt cho các vùng ven biển, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng chống thiên tai cũng như tăng cường khả năng thoát lũ, tiêu úng, tiêu chua cải tạo đất phèn.

Một hệ thống thủy lợi hiện đại là niềm mong mỏi bấy lâu nay của người nông dân Kiên Giang nói riêng và các địa phương khác ở ĐBSCL nói chung. Giờ đây ước mong của họ đã trở thành sự thật khi hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé sắp được đưa vào vận hành chính thức. Những người nông dân chân lấm tay bùn sẽ không còn phải chịu cảnh mất mùa trắng tay vì những ảnh hưởng của xâm nhập mặn và hạn hán kéo dài.


Bài và ảnh: Văn Dương
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng đạt 425,2 nghìn tỷ đồng Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng đạt 425,2 nghìn tỷ đồng

Số liệu công bố của Cục Thống kê TP Hà Nội sáng ngày 2/11 cho thấy, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Hà Nội trong 10 tháng năm 2024 là 425,2 nghìn tỷ đồng, đạt 104,1% dự toán năm và tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2023.