Hiến kế mở rộng diện bao phủ BHXH với lao động phi chính chức
Ngày 9/6/2023, báo Kinh tế & Đô thị phối hợp cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) hợp tác tổ chức tọa đàm với chuyên đề “Hiến kế mở rộng diện bao phủ BHXH với lao động phi chính chức”.
Tọa đàm với sự tham gia của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp và cơ quan truyền thông để cùng nhau trao đổi, kiến nghị, đề xuất giải pháp thu hút người lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH.
Với mong muốn nâng tỷ lệ người lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện để có chính sách an sinh xã hội khi về già, tọa đàm nằm trong khuôn khổ các hoạt động của cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" mùa 3 năm 2023.
PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô thị cho biết: "Bảo vệ nhóm người yếu thế như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, dân tộc ít người, người nghèo… là điểm chung của Kinh tế và Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam cùng hướng đến.
Tọa đàm "Hiến kế mở rộng diện bao phủ BHXH với lao động phi chính chức" tại TP.HCM lần này cũng là một trong những chương trình mà Ban tổ chức rất quan tâm. Ông Nguyễn Thành Lợi cho biết: "Chúng tôi mong muốn các phóng viên quan tâm nhiều hơn đến cuộc thi, gửi bài tham dự và đồng hành cùng các sự kiện chuyên đề do Ban tổ chức xây dựng. Ngoài ra chúng tôi cũng mong muốn nhận được các tham vấn ý kiến để cuộc thi ngày càng được nâng cao về chất lượng".
Theo Tổng cục thống kê, năm 2021, Việt Nam có 33,6 triệu lao động có việc làm phi chính thức, chiếm tới 68,5% tổng số lao động có việc làm, so với số 57,2% của năm 2020 theo kết quả nghiên cứu "Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 lên lao động phi chính thức tại khu vực đô thị và và biện pháp ứng phó" do Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV).
Theo báo cáo, so với một số nước trong khu vực như Campuchia, Indonesia, Myanma, tỷ lệ lao động phi chính thức của Việt Nam thấp hơn, tuy nhiên so với nhiều nước trên thế giới tỷ lệ này của Việt Nam vẫn ở mức cao. Theo tổ chức Lao động Quốc tế ILO, tỉ lệ lao động phi chính thức của Đông Nam Á là 67%, của khu vực Nam Á là 90% và của toàn cầu là 50%.
Lao động phi chính thức của Việt Nam không chỉ làm việc trong khu vực phi chính thức mà còn làm việc khá đông trong khu vực chính thức. Trong năm 2021, Việt Nam có gần 6 triệu lao động phi chính thức trong khu vực chính thức, trong đó 47,8% nằm trong hộ sản xuất kinh doanh cá thể và 36,9% là trong các doanh nghiệp tư nhân, đây là vấn đề cần phải được các cơ quan chức năng tiếp tục quan tâm và lưu ý.
Nhà báo Tạ Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ các Chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam, Phó Trưởng BTC cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" năm 2023 cho biết, theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, hiện nay cả nước có tổng số gần 18 triệu lao động phi chính thức, trong đó chỉ 0,2%được đóng bảo hiểm bắt buộc, 1,9% đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, còn lại 97,9% không tham gia loại bảo hiểm nào. Điều này dẫn đến tình trạng "lọt lưới an sinh" ở phần không nhỏ người lao động. Điều đó đồng nghĩa với việc họ phải chịu rất nhiều thiệt thòi vì không được bảo vệ đầy đủ với hệ thống pháp luật về lao động.
Bởi vì, lao động khu chính thức lại chưa được hưởng các chính sách, chế độ an sinh xã hội cơ bản như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, giờ lao động và chế độ nghỉ ngơi, nghỉ phép, ốm đau, thai sản… Trong khi đó, lao động khu vực phi chính thức hiện đang giữ vị trí, vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo.
Tại tọa đàm "Hiến kế mở rộng diện bao phủ BHXH với lao động phi chính chức" được tổ chức lần này sẽ cùng tập trung trao đổi làm rõ các vấn đề như: Tình hình thực tế tham gia BHXH của lao động phi chính thức; Doanh nghiệp và người lao động gặp khó như thế nào trong việc thực hiện BHXH với người lao động, đặc biệt là lao động khu vực phi chính thức? Đề xuất các giải pháp, bày tỏ các ý kiến để mở rộng diện bao phủ BHXH cho lao động phi chính thức.
Theo báo cáo nghiên cứu "Quyền an sinh xã hội của lao động nữ di cư ở Việt Nam" do Cục Bảo trợ Xã hội cùng Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) thực hiện vào tháng 11/2018 cho biết có 97.9% lao động phi chính thức không có bảo hiểm xã hội.
Đến năm 2021 theo Tổng cục thống kê, số lao động phi chính thức vẫn duy trì có đến 97,8% lao động không tham gia vào bất kì một loại hình bảo hiểm nào, 35,5% trong số họ là lao động làm công hưởng lương. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ (2,1%) người lao động phi chính thức cho biết họ có tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội TN của người lao động tăng rất chậm trong hai năm qua (từ 1,6% năm 2019 lên 2,1% năm 2021). Điều này cho thấy nhiều người lao động chưa nhận thức được tầm quan trọng của BHXH và các chính sách của BHXH chưa thực sự hấp dẫn đối với người lao động.
NKGiá xăng đồng loạt giảm từ 15h hôm nay (26/12), sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.