Hiến máu xong nên ăn gì?
"Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, hiến máu cứu người là một nghĩa cử vô cùng cao đẹp của con người Việt Nam. Sau mỗi lần hiến máu, cơ thể mất đi một lượng máu nhất định. Cần làm gì để nhanh chóng phục hồi thể trạng, hiến máu xong nên ăn gì?
- 1. Vai trò của máu với cơ thể
- 2. Các triệu chứng sau khi hiến máu
- 3. Những lưu ý trước và trong khi hiến máu
- 4. Hiến máu xong nên ăn gì?
1. Vai trò của máu với cơ thể
Máu là mô liên kết chất lỏng bao gồm 55% là huyết tương và 45% là các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Máu có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể, có ý nghĩa sống còn đối với con người.
Cung cấp oxy cho các tế bào cơ thể và loại bỏ khí carbon dioxide
Máu hấp thụ oxy từ không khí vào phổi, vận chuyển oxy đến các tế bào trong khắp cơ thể và loại bỏ carbon dioxide ra khỏi tế bào. Khí carbon cũng được di chuyển từ máu ra ngoài không khí thông qua đường hô hấp.
Vận chuyển chất dinh dưỡng và nội tiết tố
Máu có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hoá và các chức năng của hệ thống nội tiết. Các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu thông qua các mao mạch ở ruột non. Những chất dinh dưỡng này bao gồm glucose, axit amin, vitamin, khoáng chất và axit béo. Máu cũng vận chuyển một số hormon từ các tuyến của hệ thống nội tiết đến các cơ quan và mô đích.
Điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể
Máu hấp thụ và phân phối nhiệt khắp cơ thể. Nó giúp duy trì cân bằng nội môi thông qua việc giải phóng hoặc giữ hơi ấm. Các mạch máu giãn nở và co lại khi chúng phản ứng với các sinh vật và tác nhân bên ngoài. Những hành động này di chuyển máu và nhiệt đến gần hoặc xa bề mặt da, nơi nhiệt bị mất đi.
Tiểu cầu tụ máu tại vị trí bị thương
Khi mạch máu bị rách và tổn thương, tiểu cầu và protein huyết tương cùng làm việc để ngăn mất máu.
Mang các chất thải đến thận và gan
Máu vận chuyển các chất thải đến cơ quan để loại bỏ. xử lý và đào thải ra ngoài. Máu chảy vào thận qua các động mạch thận và ra ngoài qua các tĩnh mạch thận. Thận lọc các chất như ure, axit uric, creatinin ra khỏi huyết tương và vào niệu quản. Gan cũng loại bỏ các chất độc hại ra khỏi máu và các chất giàu vitamin giữ lại trong cơ thể.
Đọc thêm:
- Dinh dưỡng cho bệnh nhân máu khó đông: Ăn gì và nên tránh gì?
- 10 lưu ý cần làm trước khi xét nghiệm máu và khám bệnh
Tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh
Tế bào bạch cầu là thành phần chính chống lại bệnh tật của máu. Mặc dù chỉ chiếm 1% lượng máu lưu thông nhưng chúng có thể chống các tác nhân gây nhiễm trùng hoặc viêm.
Việc thiếu máu, mất máu gây ra rất nhiều triệu chứng như mệt mỏi, xanh xao,chóng mặt, ù tai, hoa mắt, các bệnh về tiêu hóa, chán ăn. Thiếu máu dẫn đến rất nhiều bệnh như rối loạn nhịp tim, tim suy yếu, dễ ngất xỉu, sinh non ở người mang bầu,… Việc thiếu máu hoặc mất máu nhiều còn gây ra tử vong. Chính vì vậy hiến máu là một việc làm nhân đạo, có thể giúp cứu sống được nhiều người.
2. Các triệu chứng sau khi hiến máu
Mặc dù tại Việt Nam, mỗi năm có đến hàng triệu đơn vị máu được hiến, tuy nhiên con số này chưa phải là nhiều, một số người còn e ngại về việc hiến máu do gặp phải một số triệu chứng sau khi hiến máu.
Chảy máu, bầm tím tại vị trí bị kim chích
Mũi kim để lấy máu thường to gấp nhiều lần so với mũi kim thông thường làm bạn lo sợ và một số nhân viên y tế chưa có nhiều kinh nghiệm khi lấy máu sẽ gây ra tình trạng chảy máu hay bầm tím tại vết kim.
Chóng mặt, buồn nôn và choáng váng, mệt mỏi
Hiến máu có thể dẫn đến tình trạng tụt huyết áp. Và điều đó sẽ gây ra tình trạng buồn nôn, chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi, cơ thể cảm thấy yếu ớt. Mặt xanh xao, nhợt nhạt, thậm chí có thể ngất xỉu.
Bị đau
Vết kim chọc có thể gây sưng tím và gây đau cho bạn. Ngoài ra, nó có thể gây ngứa ran hoặc tê cánh tay
Sốt
Các triệu chứng đột ngột của nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra sốt, sưng tấy.
Các triệu chứng này thường sẽ biến mất sau 24 giờ và chỉ vài tiếng sau khi tiêm chúng ta đã có thể quay lại làm việc, học tập, sinh hoạt như bình thường.
3. Những lưu ý trước và trong khi hiến máu
Trước khi hiến máu
Tránh các thực phẩm béo như bánh mì kẹp thịt, kem, khoai tây chiên, chân gà rán,... Do trước khi hiến máu bạn sẽ được lấy mẫu xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm. Thực phẩm nhiều chất béo sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Tăng mức tiêu thụ vitamin K có trong bông cải xanh, đậu,... Vitamin này hỗ trợ trong quá trình đông máu, cải thiện hoạt động của insulin và tăng cường chức năng của não.
Không được uống rượu bia, các chất có cồn trong vòng 48 tiếng trước khi hiến máu
Uống nhiều nước vào ngày hôm trước
Nghỉ ngơi đủ giấc, ăn uống đầy đủ, điều độ.
Trong quá trình hiến máu
Ngồi thư giãn: Bạn có thể nghe nhạc, xem phim, trò chuyện với bạn bè để cảm xúc được thoải mái, năng lượng tích cực sẽ giúp bạn quên đi sự sợ hãi, lo lắng bị đau và thời gian trôi qua nhanh hơn khiến bạn không cảm thấy chán.
Hít thở nhẹ nhàng: Việc này sẽ làm dịu hệ thống thần kinh của bạn và làm tăng hồng cầu nhờ khí oxy
Không nên dịch chuyển tay nhiều: Khi bạn hoạt động tay nhiều sẽ làm xê dịch kim tiêm, điều đó có thể làm bạn bị đau, sưng tấy và nhiễm trùng.
4. Hiến máu xong nên ăn gì?
Thông thường sau khi hiến máu bạn sẽ được phát cho một vài món ăn nhẹ như bánh, trái cây và sữa. Bạn cần ngồi nghỉ lại từ 15 đến 20 phút và giải khát, phục hồi.
Sau đó, khi về nhà bạn cần bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, uống nhiều nước, tránh rượu bia, thuốc lá và tránh các hoạt động mạnh.
Những loại thực phẩm, chất dinh dưỡng cần bổ sung sau khi hiến máu:
Thực phẩm nhiều chất sắt
Sau khi hiến máu, một lượng máu được đưa ra khỏi cơ thể, lượng sắt dự trữ trong cơ thể bị giảm đi. Sắt rất cần thiết để sản xuất các tế bào máu mới và hemoglobin mang oxy đến máu. Vì vậy, bạn cần có chế độ ăn cân bằng và bổ dưỡng với nguồn thực phẩm giàu sắt để bổ sung thêm cho cơ thể.
Thực phẩm giàu sắt bao gồm:
Thịt gà
Trứng
Cá và động vật có vỏ
Nội tạng như gan
Các loại rau có màu xanh đậm: Rau cải thìa, cải xoăn,...
Ngũ cốc
Đậu
Ngoài ra có thể bổ sung sắt bằng thuốc bổ.
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thụ sắt của cơ thể. Vì vậy, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C sau khi hiến máu. Vitamin C có nhiều trong các loại quả như cam, chanh, kiwi, lựu, cà chua, các loại rau xanh như rau cải, bông cải xanh hay ớt chuông,...
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp bạn kiểm soát được huyết áp giảm sau khi hiến máu. Nó giúp bạn giảm được các tình trạng như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn sau khi hiến máu.
Vitamin B12
Vitamin B12 cần thiết cho sự phát triển của các tế bào máu và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào thần kinh. B12 có nhiều trong nấm, cá, phô mai, trứng và men dinh dưỡng.
Vitamin B6
Vitamin B6 có nhiều trong quả hạnh, quả óc chó. Vitamin B6 có vai trò trong quá trình sản xuất hemoglobin- một loại protein cung cấp oxy đến các tế bào của cơ thể. Nếu nồng độ hemoglobin trong cơ thể thấp sẽ khiến các tế bào không nhận đủ oxy và gây ra tình trạng thiếu máu.
Sau khi hiến máu, cơ thể bị giảm đi một lượng máu nhất định, vì vậy bạn cần ăn uống đủ chất, uống nhiều nước, bổ sung thêm các chất có lợi cho máu như sắt, vitamin C, B12, B6,...Ngoài ra bạn cũng cần phải tránh một số loại thực phẩm gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất máu như trà, cà phê, rượu vang hay socola.
Hiến máu không chỉ giúp cứu sống người khác mà còn có lợi cho chính sức khoẻ của bạn. Hiến máu giúp bạn giảm nguy cơ về các bệnh tim mạch, giảm nguy cơ ung thư, đốt cháy calo, được kiểm tra máu. Và ý nghĩa to lớn nhất là mang cho bạn niềm hạnh phúc, tự hào về bản thân.
Nguồn tham khảo:
1. What To Eat Before and After Donating Blood
2. Functions of the Blood: 8 Facts about Blood
Phạm TrangKhông khí Tết len lỏi khắp mọi nẻo đường lên “nóc nhà Đông Dương”, Fansipan (Sa Pa) khoác lên tấm áo xuân rực rỡ sẵn sàng chào đón du khách trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.