Hiệu quả thi hành Luật Lâm nghiệp ở Thanh Hóa

Địa phương
01:48 PM 15/11/2024

Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành đã tạo ra khung pháp lý vững chắc, thúc đẩy bảo vệ rừng bền vững, đem lại lợi ích trên các mặt kinh tế - xã hội và môi trường, góp phần cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Luật Lâm nghiệp được Quốc hội thông qua vào ngày 15/11/2027 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. Ngay sau khi có Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành đầy đủ hệ thống văn bản nhằm quán triệt, triển khai việc thực hiện hiệu quả Luật trên địa bàn tỉnh; giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức nhiều đợt tuyên truyền về nội dung của luật, nghị định, thông tư hướng dẫn đến các cấp, ngành và tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hiểu và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật.

Hiệu quả thi hành Luật Lâm nghiệp ở Thanh Hóa- Ảnh 1.

Để Luật đi vào cuộc sống, ngay giai đoạn 2019 - 2023, Thanh Hóa đã tổ chức được trên 28.800 hội nghị tuyên truyền Luật Lâm nghiệp với hơn 130.000 lượt người tham gia; tuyên truyền trên loa truyền thanh trên 80.000 lần; đăng tải hơn 500 tin, bài phản ánh hoạt động của lực lượng kiểm lâm trên website Kiểm lâm Thanh Hóa; xây dựng và duy trì hoạt động của 1.607 tổ truyên truyền thôn, bản; duy trì 810 mô hình khu dân cư "3 không" trong bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) ở 214 xã/27 huyện, thị xã, thành phố’ tổ chức cho trên 120 ngàn lượt hộ gia đình ký cam kết BVR, PCCCR; tổ chức "Diễn đàn Kiểm lâm lắng nghe ý kiến nhân dân" về công tác bảo vệ và phát triển rừng; đưa gần 250 đối tượng vi phạm pháp luật lâm nghiệp ra kiểm điểm trước cộng đồng; sửa đổi, bổ sung 1.805 bản hương ước phù hợp với phong tục, tập quán cộng đồng...

Công tác tuyên truyền đã giúp cho người dân hiểu biết, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của rừng. Đồng thời, góp phần giảm thiểu tình trạng phá rừng làm rẫy, khai thác rừng trái phép. Qua đó, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được bảo đảm, các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp được nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn kịp thời, công tác phòng, chống cháy rừng được bảo đảm. Từ đó, người dân và các cộng đồng đã tích cực cùng với lực lượng chuyên trách tham gia trồng, chăm sóc và BVR.

Với sự vào cuộc của các cấp, ngành, những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giữ vũng quốc phòng - an ninh.

Theo báo cáo, Thanh Hóa hiện có gần 650 nghìn ha rừng, chiếm trên 53% diện tích đất tự nhiên, trong đó, có gần 400 nghìn ha là rừng tự nhiên, gần 25 nghìn rừng trồng sản xuất. Tỷ lệ che phủ rừng đạt gần 54%. Chính vì vậy, BV&PTR luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng kiểm lâm và các cấp, các ngành, các địa phương trong toàn tỉnh.

Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, Thanh Hóa đã triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý BV&PTR, nhất là Chỉ thị số 13-CT/TW, Luật Lâm nghiệp năm 2017... và thực hiện đầy đủ các chính sách để duy trì ổn định diện tích rừng tự nhiên hiện có trên địa bàn. Cùng với đó, là đẩy mạnh xã hội hóa công tác phát triển rừng, sử dụng rừng, khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân tích tụ đất đai, liên kết trong sản xuất, liên kết với các cơ sở chế biến và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp.

Mặt khác, các địa phương có rừng tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực khai thác, chế biến gỗ rừng trồng theo chuỗi giá trị phục vụ trong nước và xuất khẩu để nâng cao chất lượng, giá trị kinh tế rừng. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biên, giáo dục pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiêm của các cấp, ngành, chủ rừng, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân đối với công tác quản lý BV&PTR.

Đáng chú ý, trong những năm qua, Thanh Hoát đã thực hiện quy định pháp luật về lâm nghiệp, Việc giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, người dân trên địa bàn là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm huy động hiệu quả mọi thành phần trong xã hội tham gia vào công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng. Khi được giao đất, giao rừng, các hộ gia đình và cá nhân có quyền khai thác và phát triển tài nguyên rừng một cách hợp pháp. Họ có thể trồng rừng kinh tế, thu hoạch lâm sản ngoài gỗ, phát triển cây ăn quả, hoạc tham gia vào du lịch sinh thái cộng đồng... Thu nhập từ các hoạt động này giúp người trồng rừng nâng cao đời sống và ổn định kinh tế. 

Và khi có quyền quản lý và khai thác, người dân coi rừng là tài sản của mình nên chủ động tham gia vào việc trồng rừng, chăm sóc và BVR. Điều này giúp tăng tỷ lệ che phủ rừng, cải thiện chất lượng rừng và nâng cao giá trị sinh thái của hệ sinh thái rừng. Nâng độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh từ 53,40 năm 2019 tăng lên 53,75% vào năm 2023- 2024...

Để đạt được những thành quả trên, lực lượng kiểm lâm tích cực phối hợp với các địa phương có rừng, thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, tạm dừng việc khai thác tận thu, tận dụng, cải tạo rừng tự nhiên, rừng nghèo kiệt để ưu tiên áp dụng các biện pháp khoanh nuôi, phục hồi rừng, duy trì diện tích rừng tự nhiên hiện có; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác. Đồng thời, thực hiện hiệu quả công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng thay thế, các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực lâm nghiệp.

Trong số các huyện miền núi có diện tích rừng lớn, đã, đang mang lại hiệu quả tích cực, đó là huyện Quan Sơn có trên 85 nghìn ha đất rừng, và cũng là địa phương có độ che phủ rừng cao nhất của Thanh Hóa. Thời gian qua, lực lượng kiểm lâm trên địa bàn đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao trách nhiệm quản lý, BV&PTR; đồng thời, chủ động tham mưu cho Đảng ủy, UBND các xã rà soát những khu vực trọng điểm về an ninh rừng, xây dựng và triển khai phương án bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng theo phương châm "4 tại chỗ"; phối hợp với các địa phượng thực hiện tốt trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; tổ chức cho các hộ gia đình ký cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật về lâm nghiệp...

Từ những giải pháp cụ thể và kết quả đã đạt được cho thấy, Luật Lâm nghiệp năm 2017 đã đi vào cuộc sống, giúp Thanh Hóa xây dựng nền tảng vững chắc trong việc quản lý và phát triển tài nguyên rừng, nâng cao nhận thức BVR cho cộng đồng, tạo sinh kế cho người dân và góp phần vào bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Những hiệu quả này không chỉ giúp tỉnh đẩy mạnh khai thác tiềm năng kinh tế rừng, mà còn đảm bảo bảo tồn tài nguyên và hệ sinh thái rừng một cách bền vững.

Triều Nguyệt
Ý kiến của bạn
Giáo dục giá trị lịch sử, văn hóa qua Chương trình nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước” Giáo dục giá trị lịch sử, văn hóa qua Chương trình nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Chương trình truyền hình trực tiếp "Cùng nhau giữ nước" nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sẽ diễn ra vào 20h00 ngày 18/11 tới tại sân vận động Cột Cờ, khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội với quy mô 3.000 khán giả.