Hiệu quả từ các thương vụ M&A của Vinamilk
Tính đến nay, hiệu quả mang lại từ các thương vụ M&A rất ấn tượng, đã cho thấy chiến lược và sự đầu tư đúng đắn của Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HoSE: VNM).
Quý 1/2020, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch cúm COVID-19, nhưng doanh thu thuần của Vinamilk vẫn đạt 14.153 tỷ đồng, tăng 7,3% so cùng kỳ năm 2019, lợi nhuận gộp đạt 6,606 tỷ đồng, tăng 7,3% so với cùng kỳ.
Đạt được kết quả này, một phần là nhờ từ nhiều năm trước, Vinamilk đã thực hiện nhiều thương vụ đình đám và nhìn lại, đều đang gặt hái các hiệu quả về hoạt động SX-KD, đơn cử là Mua nhà máy sữa Driftwood tại Mỹ, hay đầu tư sở hữu 65% cổ phần của công ty TNHH đường Khánh Hòa và thành lập Công ty CP Đường Việt Nam (Vietsugar), và thương vụ M&A mới đây với GTN cũng góp phần tăng trưởng ấn tượng quý 1/2020. Năm 2019, thương vụ M&A giúp điều hành, quản trị MCM của Vinamilk là Top 10 các thương vụ M&A của năm.
Thương vụ M&A ngoại mục tại Mỹ
Với chiến lược đầu tư là hướng đến đàm phán mua lại các công ty có kinh nghiệm trong lĩnh vực, nhưng hoạt động chưa hiệu quả, sinh lời do vấn đề quản lý/quản trị, tài chính và công nghệ, trong khi đây là những thế mạnh của VNM. Vì vậy, ngay sau khi chính thức tham gia quản lý các công ty này, Vinamilk đã tiến hành cải tổ, tái cấu trúc và có chiến lược về quản lý, đầu tư công nghệ đúng, nên các công ty con này đều đang cho thấy hiệu quả kinh doanh tốt.
Được thành lập từ năm 1920, nhà máy sữa Driftwood đã có lịch sử 100 năm hình thành và phát triển tại bang California, Mỹ.
Năm 2013, Vinamilk đã chi 10 triệu USD mua lại nhà máy sữa tại Mỹ là Driftwood, nhà máy này được thành lập từ năm 1920, đến nay đã có lịch sử lâu đời 100 năm tại bang Califonia và là nhà cung cấp sữa cho hệ thống trường học Nam California hơn 50 năm qua. Đến năm 2016, Vinamilk chính thức sở hữu 100%. Sau khi Vinamilk tham gia, tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy đã có sự chuyển biến mang lại hiệu quả cao, với doanh thu đạt hơn 100 triệu USD. Năm 2019, Vinamilk tiếp tục tăng gấp đôi vốn đầu tư lên 20 triệu USD cho công ty này, bất chấp các biến động lớn tại thị trường Mỹ, và doanh thu 2019 đạt 114 triệu USD.
Driftwood là nhà cung cấp sữa cho hệ thống trường học tại Nam California trong hơn 50 năm qua.
Hiệu quả của Vietsugar khi có VNM tham gia và tái cấu trúc
Cũng tương tự công thức M&A như Driftwood, Vinamilk chính thức tiếp quản và tham gia điều hành Vietsugar vào cuối năm 2017 và đầu năm 2018, Công ty đã tiến hành thực hiện cải tổ và đã đạt được những kết quả rất tốt, cụ thể:
Tái cấu trúc & áp dụng quản trị tiên tiến: Từ khi nắm giữ 65% giá trị, Vinamilk đã thực hiện chuyển đổi mô hình quản trị công ty từ quản lý tập trung theo định hướng cá nhân, sang quản trị công ty theo các nguyên tắc quản trị tốt nhất dựa trên các giá trị đã được xác định trước. Triển khai và đưa vào vận hành hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP cho Vietsugar từ ngày 01/04/2018, nhằm quản lý và kiểm soát công tác kế toán tài chính, quản lý hàng tồn kho, quản lý sản xuất,… tốt hơn, cũng như tích hợp vào hệ thống ERP của tập đoàn. Hoàn thiện các quy trình quản lý tài chính mà Vinamilk đã áp dụng thành công nhiều năm qua, gồm: quản lý tiền, quản lý hàng tồn kho, quản lý công nợ phải thu/phải trả …
Cải tiến quy trình sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm: Được áp dụng theo quy trình quản trị tiên tiến của Vinamilk, đã đem lại sức sống mới cho nhà máy, nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất của VSG: Xây dựng và áp dụng thành công các hệ thống quản lý: ISO9001, GMP, FSSC, HALAL; Áp dụng hệ thống quản lý ERP như Vinamilk; Chứng nhận an toàn lao động OHSAS 18001:2007.
Ứng dụng công nghệ & giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường: Xử lý các tồn tại trước đây của Vietsugar như khói thải, xả thải gây ô nhiễm môi trường đối với dân cư trong địa bàn. Khắc phục triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường; Thực hiện FSSC triệt để không gây ô nhiễm cho bà con xung quanh như trước. Nhờ vậy, Lưu lượng nước xả thải và tải lượng ô nhiễm thải ra đã giảm đáng kể: lưu lượng thải giảm 38%, tổng tải lượng (kg COD/tấn mía) giảm 77%, nước thải luôn đạt theo chuẩn cột A,… và đưa Vietsugar đi vào hoạt động bình thường, không để xảy ra các sự cố tương tự như trước đây. Việc này, đã được UBND Tỉnh Khánh Hòa đánh giá cao về sự thay đổi rất nhanh bộ mặt của Công ty Đường Khánh Hòa cũ.
Nhà máy Công ty CP đường Việt Nam (Vietsugar) tại tỉnh Khánh Hòa.
Tạo công ăn việc làm, an sinh XH, đóng góp cho địa phương: Trong 2 năm qua, đời sống của cán bộ, nhân viên nhà máy VSG được cải thiện, nâng cao: thu nhập bình quân của người lao động từ khi Vinamilk quản lý tăng 30%, người lao động được công ty mua bảo hiểm sức khỏe – tai nạn hàng năm cho 100% nhân viên, chấm dứt tình trạng nợ lương nhân viên kéo dài như trước đây.
Đặc biệt đối với VSG, VNM còn có kinh nghiệm làm với người Nông dân chăn nuôi bò sữa nên tiến tới áp dụng với bà con trồng mía, xây dựng vùng nguyên liệu mía đường chất lượng, chính sách tam nông, phát triển bền vững & góp phần ổn định an sinh xã hội của địa phương (như cách VNM đã đồng hành cùng BS CNBS).
Đồng hành và giúp bà con nông dân có nguồn thu nhập ổn định, yên tâm canh tác với nhiều chương trình hỗ trợ như: Đầu tư tài chính cho nông dân trồng mía tính theo hecta; Hỗ trợ bã bùn miễn phí; Hỗ trợ giá mía, giống mía trong Tỉnh Khánh Hòa; Giải ngân linh hoạt và nhanh chóng giúp cho bà con nông dân có tiền chăm sóc mía kịp thời.
Trong vụ mía 2019/2020, VSG đã cam kết giá mua mía tối thiểu, chưa bao gồm vận chuyển và bốc xếp, hỗ trợ thêm theo từng vùng để bà con nông dân có lãi và yên tâm sống được nhờ cây mía, nông dân trồng mía được bao tiêu đầu ra 100%. Phát triển thu mua bao tiêu mía cho bà con trồng mía không chỉ tại Tỉnh Khánh Hòa, mà còn tại các Huyện Marak Tỉnh Daklak, Huyện Sông Hinh Tỉnh Phú Yên…
Hệ thống dây chuyền sản xuất của Nhà máy Vietsugar.
Theo Vinamilk, sau khi thực hiện tái cấu trúc, thì hoạt động SXKD của Vietsugar đã đi ổn định, đem lại hiệu quả rõ rệt là doanh thu của VSG tăng gấp 3 lần, lợi nhuận từ con số âm đã có lãi, lợi nhuận 2019 tăng hơn 200% so với 2018, và còn giúp VNM dần hoàn thiện chuỗi cung ứng, chủ động nguyên liệu đầu vào cho sản xuất sữa, ổn định giá thành sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng.
Từ khi được Vinamilk điều hành đến nay, VSG đã được UBND Tỉnh Khánh Hòa và Sở Tài Nguyên Môi trường Tỉnh Khánh Hòa đưa ra khỏi “danh sách đen” về vấn đề ô nhiễm môi trường. Năm 2019, được Cục An Toàn Lao Động công nhận là đơn vị thực hiện tốt công tác An Toàn Vệ Sinh Lao Động; Ban chấp hành Liên Đoàn Lao Động Tỉnh Khánh Hòa tặng bằng khen đã có thành tích suất sắc trong phong trào thi đua và xây dựng tổ chức công đoàn. Năm 2020, được Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa tặng giấy khen là đơn vị có thành tích suất sắc phong trào thi đua năm 2019 khối các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước.
Thương vụ M&A với GTN góp phần tăng trưởng ấn tượng
Cũng như các dự án M&A khác, sau khi VNM tham gia điều hành, quản trị cũng đang ghi nhận tin tức cực. Sau khi hoàn tất mua 75% vốn tại GTNfoods thì đơn vị đã cơ cấu xong nhân sự, tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên thông qua các vấn đề quan trọng tại thành viên mới này.
Theo đó, Vinamilk tập trung hỗ trợ Mộc Châu Milk về mảng phát triển trang trại bò sữa ứng dụng công nghệ cao theo chuẩn quốc tế. Cùng với đó, Vinamilk cũng bao tiêu sản phẩm sữa nguyên liệu từ các hộ chăn nuôi ở Mộc Châu, hỗ trợ kỹ thuật, chăn nuôi, thú y cho bà con… từ đó góp phần tạo thêm công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập, góp phần phát triển đời sống kinh tế, xã hội của huyện Mộc Châu và địa bàn lân cận.
Cao nguyên Mộc Châu sẽ được đầu tư để trở thành thủ phủ bò sữa công nghệ cao của Việt Nam.
Trong nhiều năm nay, biên lợi nhuận gộp của GTNfoods khoảng 15%. Nhưng quý đầu tiên về chung nhà với Vinamilk, biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp sở hữu thương hiệu Mộc Châu Milk đã cải thiện đáng kể lên 26,3%, lợi nhuận sau thuế quý I/2020 đạt 40 tỉ đồng cao gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Về “chung nhà” với Vinamilk, Vilico (VLC) báo lãi quý I/2020 tăng 30% (Vilico hiện là công ty con của CTCP GTNfoods (mã GTN) nên cũng thuộc sở hữu của VNM). Tăng trưởng lợi nhuận chủ yếu đến từ công ty con là Mộc Châu Milk, cũng là nhờ việc tổ chức lại hệ thống phân phối, tối ưu bán hàng và tiết giảm chi phí hoạt động.
Tính đến thời điểm này, đây là thương vụ M&A của ngành sữa nhận được sự đánh giá tích cực từ thị trường, và cho thấy bước đi chiến lược của Vinamilk nhằm phát triển vùng nguyên liệu sữa tươi, góp phần thực hiện mục tiêu đưa sữa Việt vươn ra thế giới.
Hiệu quả từ các thương vụ M&A mang lại, đã đưa Vinamilk lọt Top 10 công ty có chiến lược M&A tiêu biểu nhất thập kỷ 2009 – 2018. Và đã cho thấy Vinamilk đang có sự chắc chắn của mình trong M&A, đây cũng là 1 chiến lược chủ chốt được công ty xác định để đưa VNM vào Top 30 công ty sữa lớn nhất thế giới về doanh thu.
Theo Enternews
Không khí Tết len lỏi khắp mọi nẻo đường lên “nóc nhà Đông Dương”, Fansipan (Sa Pa) khoác lên tấm áo xuân rực rỡ sẵn sàng chào đón du khách trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.