Hiệu quả từ cơ chế, chính sách của tỉnh Thanh Hóa đối với huyện miền núi
Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có 11 huyện miền núi và 06 huyện, thị xã, thôn miền núi. Đây cũng là nơi sinh sống của 7 dân tộc chủ yếu: Kinh, Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao và Khơ Mú, với số dân gần 1 triệu người. Trong đó, người dân tộc thiểu số hơn 700 nghìn người, chiếm gần 19% dân số cả tỉnh và hơn 70% dân số của khu vực miền núi.
Ngày 23/7/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 624-QĐ/TU về Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025. Đây là một trong những chủ trương, chính sách quan trọng của tỉnh Thanh Hóa, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn miền núi của địa phương.
Chương trình có nhiều nội dung liên quan đến đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền núi, đã và đang tạo ra cơ hội, điều kiện thuận lợi để các huyện miền núi phát triển, thu hẹp dần khoảng cách với miền xuôi; từ đó, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo bền vững. Chương trình mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, nâng mức thu nhập bình quân đầu người ở khu vực miền núi gấp 2 lần trở lên so với năm 2020; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60% trở lên; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 2,67% năm trở lên, trong đó tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm 3%/năm trở lên…
Cùng với đó, trong giai đoạn 2011-2023, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành hàng loạt cơ chế, chính sách riêng để hỗ trợ khu vực miền núi phát triển, như: Đề án xây dựng điểm điển hình giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020; Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2020; Đề án phát triển cây trồng, vật nuôi có lợi thế phát triển trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020… Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 29/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chương trình phát triển kinh tế-xã hội khu vực miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025.
Từ thực tiễn cho thấy, những chính sách riêng của tỉnh Thanh Hóa là tiền đề quan trọng để các huyện miền núi xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp với điều kiện thực tiễn. Nhiều huyện đã tập trung xây dựng các mô hình sinh kế hiệu quả cho người dân bằng việc hỗ trợ thông qua các mô hình sản xuất, phù hợp với nhu cầu trình độ canh tác và thế mạnh của địa phương. Đây cũng được xác định là chính sách thiết thực tạo đoàn bẩy giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.
Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Chương trình, tình hình kinh tế-xã hội, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Thanh Hóa tiếp tục chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào ổn định và từng bước được cải thiện; kết cấu hạ tầng tiếp tục được tăng cường; công tác giáo dục, y tế ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi có nhiều chuyển biến tích cực; hệ thống chính trị được xây dựng, cũng cố và phát triển.
Cũng như nhiều huyện miền núi, tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp ở huyện Quan Hóa rất lớn. Và để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, khoảng 10 năm trước, trên địa bàn huyện đã có nhiều mô hình sản xuất được triển khai, áp dụng đến nhiều hộ gia đình; do chưa gắn với nhu cầu thị trường, nên những mô hình này nhanh chóng quay về điểm xuất phát. Câu chuyện "được mùa mất giá, được giá mất mùa", cây trồng lại bị nhổ bỏ… và cho đến bây giờ, nhiều hộ dân trên địa bàn chẳng mấy ai mặn mà khi nghe hai tiếng "mô hình".
Trước thực trạng này, ngày 26/8/2022, Ban Thường vụ Huyện ủy Quan Hóa đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/HU về phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2022-2023. Không lún sâu vào câu chuyện trồng cây gì, nuôi con gì, nghị quyết này đã xác định rõ nhiệm vụ tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng sát dân, gần dân, đồng hành với người dân để tập trung chuyển đổi mạnh mẽ tư duy sản xuất truyền thống, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung, chất lượng, sạch, an toàn; phù hợp với điều kiện, tiềm năng, lợi thế của từng xã, thị trấn; sản phẩm làm ra có giá trị kinh tế cao, gắn với thị trường tiêu thụ ổn định.
Đồng thời huyện tổ chức cho các xã ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp về cung ứng giống, bao tiêu sản phẩm nhằm tạo thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm cho người dân tham gia. Cùng với đó là hướng dẫn, vận động nhân dân tham gia phát triển các loại cây ngắn ngày để giải quyết thu nhập trước mắt, ngắn hạn, làm cơ sở phát triển những cây, con dài ngày có hiệu quả kinh tế cao hơn. Để thực hiện những mô hình này, Quan Hóa đã vận dụng tối đa các chính sách phát triển sản xuất từ các chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ người dân tham gia các mô hình.
Từ những quyết sách này, đến nay trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, như mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Trung Sơn (xã Trung Sơn); mô hình trồng cây gai xanh (các xã: Phú Sơn, Thành Sơn, Nam Xuân, Nam Tiến, Hiền Chung); mô hình trông cây mắc ca (xã Thiên Phú)…
Với mục tiêu giảm nghèo bền vững và bao trùm, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục xây dựng và ban hành chính sách phát triển cho khu vực 11 huyện miền núi. Theo đó, ngày 23-7-2021, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 624-QĐ/TU về Chương trình phát triển kinh tế- xã hội khu vực miền núi ThanhHóa giai đoạn 2021-2025. Chương trình đề ra các mục tiêu phổ quát và toàn diện, trong đó lấy việc tạo chuyển biến mạnh mẽ về tư duy, nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ tư trưởng trông chờ ,ỷ lại, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc ở khu vực miền núi.
Nhờ hàng loạt chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, khu vực các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa giờ đây đang "thay da đổi thịt" từng ngày, những nương sắn, đồi ngô, ruộng lúa bậc thang, những cánh rừng xoan, lát xanh ngút ngàn trải dài tít tắp… tất cả như chứng minh cho cuộc sống ấm no đang hiện hữu. Hàng ngàn hộ dân từ cảnh nghèo khó đã có sự bứt phá, nỗ lực vươn lên để thoát nghèo.
Cũng từ các chính sách hỗ trợ của tỉnh đã góp phần không nhỏ trong chương trình XDNTM trên địa bàn 11 huyện miền núi. Đến nay, đã có 58 xã, 635 thôn, bản đạt chuẩn NTM; 5 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 46 thôn, bản NTM kiểu mẫu… góp phần làm thay đổi diện mạo các bản làng vùng cao xứ Thanh; tỷ lệ hộ nghèo các huyện miền núi giảm từ 19,9% xuống còn 15,19% (giảm 4,81 theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022-2025 ); tỷ lệ hộ cận nghèo giảm từ 21% xuống còn 17,07%; huy Như Xuân thoát khỏi diện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.
Như vậy, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025 đã mang đến luồng sinh khí mới cho đồng bào các dân tộc vùng cao. Trong 28 chỉ tiêu của chương trình, đến nay có 11/28 chỉ tiêu đề ra đạt và vượt mức kế hoạch (bằng 39,28%).
Nổi bật trong đó là các lĩnh vực văn hóa - xã hội có chuyển biến tích cực, chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện, trình độ dân trí được nâng lên; kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội được đầu tư nâng cấp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển; 100% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa; tỷ lệ trường, lớp học được xây dựng kiên cố đạt 100% ; tỷ lệ thôn, bản có nhà văn hóa - khu thể thao đạt 82,2%...
Dẫu còn nhiều việc phải làm, song thực tiễn nhiều năm thực hiện chương trình phát triển kinh tế-xã hội khu vực miền núi chứng minh rằng, khi công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị được chú trọng, tăng cường thì địa phương đó có nhiều nghị quyết thiết thực, phù hợp, nhanh chóng được triển khai và phát huy hiệu quả, giúp cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.