Hiệu trưởng trường Chính trị - Hành chính Thủ đô Viêng Chăn thăm và làm việc tại Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng
Trong khuôn khổ chuyến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu mô hình "chính quyền đô thị" và "chuyển đổi số trong quản lý nhà nước" ở quận Long Biên (Hà Nội), Chiều ngày 10/10 đoàn cán bộ, giảng viên do nữ đồng chí Viengphone Keokhunsy- Thành ủy viên, Đại biểu Hội đồng nhân dân khóa II, Hiệu trưởng trường Chính trị - Hành chính Thủ đô Viêng Chăn ( Lào) làm Trưởng đoàn đã có chuyến thăm và nghiên cứu thực tế tại Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng theo kế hoạch số 02/CTr- UBND ngày 05/10/2022 của UBND quận Long Biên.
Phát biểu tại buổi đón tiếp đoàn cán bộ giảng viên Trường Chính trị - Hành chính Thủ đô Viêng Chăn, cô giáo Lê Thị Thu Hường - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng đã giới thiệu với đoàn về mô hình của trường tiểu học chất lượng cao với chương trình dạy học quốc gia, chương trình nhà trường và chương trình quốc tế. Đây là một mô hình trường tiểu học tiên tiến của Thủ đô Hà Nội.
Đồng thời, cô Hường cũng giới thiệu về một trong những giải pháp đặc biệt để xây dựng và phát triển trường chất lượng cao đó là phát huy những kinh nghiệm của công tác quản trị một nhà trường vận hành theo mô hình trường học điện tử, có nhiều thành tích về lĩnh vực công nghệ thông tin trong giáo dục như thi thiết kế bài giảng Elearning, phần mềm dạy học, kĩ năng cá nhân giáo viên, nhân viên để tổ chức giảng dạy và quản trị tốt. Đứng trước nhiệm vụ chuyển đổi số hiện nay, Nhà trường tập trung vào các giải pháp cụ thể để chuyển đổi số như: nâng cao hạ tầng mạng, thiết kế website hiện đại, thân thiện, với hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Xây dựng phần mềm quản lí bài giảng và học liệu 3D có công nghệ ảo VR. Việc dạy học trực tuyến, quản lý hành chính, thông tin báo cáo, liên lạc hai chiều với cha mẹ học sinh đang ngày càng hoàn thiện. Từng bước xây dựng và phát triển thư viện số, lớp học thông minh.
Xác định nguồn lực tài chính, kỹ năng ứng dụng của đội ngũ, thực tiễn mô hình chất lượng cao, hệ sinh thái phần mềm ECO FOR SCHOOL 4.0 phiên bản dành cho Nhà trường đã được tập thể ưu tiên lựa chọn, nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phát triển các nội dung phù hợp với mô hình trường và thực hiện lộ trình chuyển đổi số. Phần mềm có nguyên lý ứng dụng mã nguồn mở LMS, chạy trên nền tảng Web và App - Đây là phần mềm có ưu điểm vượt trội so với các phần mềm khác mà Trường Tiểu học đô thị Sài Đồng và nhiều trường học khác đang hướng tới trong công tác quản trị dạy học.
Đánh giá về hiệu quả của phần mềm ECO FOR SCHOOL 4.0 phiên bản dành cho nhà trường sau 01 năm vận hành, cô giáo Lê Thị Thu Hường khẳng định, hiện nay, bộ phận kế toán của Nhà trường có thể thiết lập thông báo các khoản thu thuận lợi hơn so với chức năng này của phần mềm Misa, xác nhận các khoản thu bằng Email, in phiếu thu được khai thác hiệu quả. Bên cạnh đó, ứng dụng LMS cho phép giao bài, hẹn giờ hoàn thành, tạo điều kiện học tập mọi lúc mọi nơi dành cho học sinh, mở rộng không gian, thời gian học tập. Kết hợp với phần mềm Zoom có thể tổ chức dạy học trực tuyến hiệu quả. Đặc biệt, hệ thống cho phép xuất file định dạng PDF bài làm, file Excel điểm của học sinh.
Tại Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng, giáo viên dùng công cụ bút chấm file ảnh bài làm học sinh, với bài trắc nghiệm hệ thống sẽ chấm tự động theo đáp án xây dựng của giáo viên. Với file âm thanh, hệ thống nhận và đọc được nhiều dạng đuôi khác nhau. Cha mẹ học sinh không phải sử dụng quá nhiều ứng dụng như zalo, padlet, azota,…
Ngoài ra, phần mềm cho phép kết xuất số liệu toàn trường ngay sau khi hoàn thành điểm danh bán trú, câu lạc bộ, xe đón trả, ưu việt hơn so với điểm danh trực tiếp thủ công. App báo tin nhắn đón, trả học sinh đi xe bus cho cha mẹ học sinh cập nhập và yên tâm hơn. Thông qua App, cha mẹ học sinh có thể tương tác hai chiều với nhà trường, với giáo viên. Đồng thời, cho phép cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh làm việc, quản trị vận hành nhà trường, học tập trên hệ thống mọi lúc mọi nơi.
Chia sẻ với Đoàn công tác của Trường Chính trị - Hành chính Thủ đô Viêng Chăn, cô giáo Lê Thị Thu Hường cho biết: "Việc chuyển đổi số của nhà trường diễn ra nhanh, mạnh mẽ, bước đầu hiệu quả, đúng hướng vì chúng tôi đã chọn lọc, kế thừa thành tựu của mô hình trường học điện tử. Trong thời gian tới, nhà trường sẽ tiếp tục chủ động phát huy trí tuệ tập thể, sáng tạo để giáo viên tham gia vào việc hình thành và phát triển năng lực số cho học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục, xây dựng cộng đồng giúp đỡ và hợp tác giữa nhà trường - giáo viên - học sinh trong quá trình chuyển đổi số"…
Nhà trường sẽ tập trung nâng cao hoạt động giảng dạy và học tập bằng áp dụng khoa học công nghệ trong dạy học và đánh giá (Edtech). Nghiên cứu từ thực tiễn mô hình nhà trường để phát triển các chức năng đáp ứng tính đa dạng, linh hoạt, thích ứng nhanh; lấy sư phạm thông minh là yếu tố quyết định, công nghệ là then chốt. Đồng thời, xác định rõ vai trò của quản trị nhà trường trong quá trình số hóa; xây dựng và thể chế hóa các quy trình nhà trường.
Trong khuôn khổ chuyến thăm và nghiên cứu thực tế tại quận Long Biên nói chung và Trường Tiểu học đô thị Sài Đồng nói riêng, các đại biểu hai bên đã nhận thấy, chuyển đổi số là sự chuyển đổi toàn bộ hoạt động từ môi trường thực lên môi trường số, thông qua những ứng dụng, phần mềm, nền tảng số. Chuyển đổi số thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của hệ thống cơ quan nhà nước, phát triển kinh tế số, xã hội số.
Kết thúc chuyến thăm, đoàn cán bộ, giảng viên, học viên Trường Chính trị - Hành chính Thủ đô Viêng Chăn bày tỏ những ấn tượng sâu sắc trước các biện pháp mà Trường Tiểu học đô thị Sài Đồng thực hiện trong việc triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong quản trị nhà trường. Đoàn cũng mong muốn thành phố Hà Nội nói chung và quận Long Biên nói riêng, sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác toàn diện với các tỉnh, thành phố của Lào trên tất cả các lĩnh vực.
Văn BảoKhi cái lạnh mùa đông tràn về, không ít du khách chọn cách “chạy trốn” rét buốt để tìm đến những miền đất ấm áp, rực rỡ ánh đèn lễ hội.