Hình thức xử lý người lao động vi phạm kỷ luật lao động
“Khi người lao động vi phạm kỷ luật lao động thì bị xử lý theo những hình thức nào? Trong trường hợp anh A. vi phạm nội quy lao động bị cách chức trưởng bộ phận. Sau 3 tháng, anh A. lại vi phạm kỷ luật lao động ở mức khiển trách. Vậy trong trường hợp này có thể coi là tái phạm không? Anh A. có bị sa thải không?
Trả lời có tính chất tham khảo:
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/4/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/CP ngày 06/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất thì khi người lao động vi phạm kỷ luật lao động, tuỳ theo từng mức độ phạm lỗi, bị xử lý theo một trong những hình thức sau:
1. Hình thức khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản được áp dụng đối với người lao động phạm lỗi lần đầu, nhưng ở mức độ nhẹ.
2. Hình thức kéo dài thời hạn nâng bậc lương nhưng không quá sáu tháng hoặc chuyển làm việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là sáu tháng. Cách chức được áp dụng đối với người lao động đó bị khiển trách bằng văn bản mà tái phạm trong thời hạn ba tháng kể từ ngày bị khiển trách hoặc những hành vi vi phạm đó được quy định trong nội quy lao động. Người sử dụng lao động căn cứ vào mức độ vi phạm kỷ luật của người lao động, tình hình thực tế của doanh nghiệp và hoàn cảnh của người lao động để lựa chọn một trong ba hình thức quy định tại khoản này.
3. Hình thức sa thải: Với trường hợp nêu trên, theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 41/CP ngày 06/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất đã quy định: Tái phạm là trường hợp đương sự chưa được xoá kỷ luật lao động lại phạm cùng lỗi mà truớc đó đã phạm.
Anh A. đã vi phạm hai lần cách nhau 3 tháng, mặc dù anh chưa được xoá kỷ luật nhưng do hai hành vi vi phạm của anh khác nhau nên không thể coi đây là trường hợp tái phạm. Vì vậy, anh không bị sa thải theo quy định tại Khoản 1 Điều 85 Bộ luật Lao động.
Luật gia ĐỖ MINH CHÁNH
Theo các chuyên gia, để duy trì và phát huy vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam cần áp dụng các chính sách đồng bộ hỗ trợ doanh nghiệp nội địa kết nối với doanh nghiệp FDI, đặc biệt là nâng cấp năng lực doanh nghiệp để đáp ứng các yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu.