Hộ chiếu vắc xin sẽ là giải pháp 'phá băng' cho ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới?
Với thành tích là quốc gia đứng thứ 2 trên thế giới về xử lý, ngăn chặn đại dịch Covid-19 nêu áp dụng hộ chiếu vắc xin thận trọng Việt Nam hoàn toàn có thể vực dậy nền công nghiệp không khói vốn đóng góp 10% GDP cả nước.
Vắc xin Covid-19 hiện đã được tiêm tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Từ đây một khái niệm mới ra đời là hộ chiếu Vắc xin. Hiểu một cách đơn giản hộ chiếu Vắc xin là một giấy chứng nhận chứng minh một cá nhân đã được tiêm phòng dịch bệnh. Khái niệm này đã được một số quốc gia trên thế giới như là Trung Quốc, Thái Lan áp dụng như một giải pháp để phá bằng cho ngành du lịch. Còn ở Việt Nam thì câu hỏi đặt ra thời điểm này là có nên sử dụng công cụ này để từng bước mở cửa trở lại thị trường khách du lịch quốc tế hay không.
Số liệu năm 2020 cho thấy ngành du lịch Việt Nam ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19: Khách quốc tế đến Việt Nam giảm gần 80%. 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế dừng hoạt động. Gần 1300 doanh nghiệp du lịch hoàn tất thủ tục giải thể.
Bước sang năm 2021 khi bóng ma Covid-19 vẫn chưa dừng ám ảnh thì khái niệm hộ chiếu vắc xin được xem như ánh sáng cuối đường hầm cho ngành công nghiệp không khói. Theo những người làm du lịch, nếu không nhanh chân, ngành du lịch Việt có thể bị bỏ lại phía sau bởi đường đua thu hút khách quốc tế từ hộ chiếu vắc xin đã có nhiều tay đua nhập cuộc.
"Chúng ta thấy rằng Thái Lan đã ban hành quy định nếu có hộ chiếu vắc xin họ sẽ giảm thời gian cách ly du khách. Thực chất đây là cuộc cạnh tranh quyết liệt trong việc thu hút khách quốc tế sau dịch. Về Việt Nam, chúng tôi cũng đang chuẩn bị trình các phương án thí điểm để chúng ta có thể đón khách du lịch quốc tế với mức độ an toàn cho người Việt và an toàn cho cả du khách.", ông Vũ Thế Bình, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội du lịch cho biết.
Ông Trần Trọng Kiên- Chủ tịch Hội đồng tư vấn Du lịch.
Bên cạnh ý kiến ủng hộ, hiện hộ chiếu vắc xin vẫn vấp phải không ít tranh cãi trong đó nhiều người cho rằng việc áp dụng hộ chiếu vắc xin Covid-19 phải phụ thuộc vào hiệu quả của vắc xin. Tuy nhiên hiện không thể đánh giá hiệu quả thực sự của tất cả các loại vắc xin Covid-19 với các biến thể khác nhau. Trong một buổi hội thảo toàn ngành, Tổng cục du lịch cho rằng kế hoạch mở cửa lại thị trường du lịch quốc tế phải được xây dựng một cách thận trọng tránh chậm chân nhưng cũng phải đảm bảo an toàn.
"Chúng ta phải xây dựng một kế hoạch chi tiết trong đó phải nói rõ các tiêu chí để lựa chọn. Chúng ta không mở cửa một cách ồ ạt mà sẽ chọn những thị trường có lượng khách tương đối đông. Thứ 2 là chọn điểm đến nào cũng phải tương đối thuận tiện đối với hàng không", bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch nhấn mạnh.
Trả lời phỏng vấn VTV, ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Du lịch đưa ra kiến nghị: "Chúng ta chọn 1-2 địa điểm làm thử hộ chiếu vắc xin kết hợp với tăng cường tiêm vắc xin cho tất cả những tổ chức, cá nhân tham gia vào việc phục vụ khách hàng. Nếu chúng ta có nền tảng thử nghiệm như vậy thì hoàn toàn có thể mở rộng khi thử nghiệm thành công".
Theo các chuyên gia du lịch, với thành tích là quốc gia đứng thứ 2 trên thế giới về xử lý, ngăn chặn đại dịch Covid-19 nêu áp dụng hộ chiếu vắc xin thận trọng Việt Nam hoàn toàn có thể vực dậy nền công nghiệp không khói vốn đóng góp 10% GDP cả nước.
Thảo NguyênNgày 20/12, tại Khu đô thị Park City Hà Đông, đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông), Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP Hà Nội khai mạc Tuần hàng Việt "Made in Vietnam 2024".