Hoa cứt lợn (cỏ hôi, hoa ngũ sắc) chữa viêm xoang được không?

Tư vấn kiến thức
02:09 PM 28/03/2022

Viêm xoang là một bệnh lý khá phổ biến đi kèm nhiều triệu chứng khác nhau và gây ra nhiều phiền toái cho hoạt động hằng ngày của người bệnh.

NỘI DUNG:::::
  • 1. Giới thiệu về cây cứt lợn 
  • 2. Hoa cứt lợn (cỏ hôi, hoa ngũ sắc) chữa viêm xoang được không?
  • 3. Các cách sử dụng hoa cứt lợn chữa viêm xoang

Tên thường gọi của cây cứt lợn là Cỏ hôi, cây Bù xít, Thắng hồng kế, Bù xích, cây Hoa ngũ sắc… và có tên khoa học: Ageratum conyzoides L. Họ khoa học: Họ Cúc (Asteraceae).  

1. Giới thiệu về cây cứt lợn 

Đặc điểm sinh thái

Cây thường có độ cao trung bình từ 30 - 50cm. Thân cây khá nhỏ và mềm, vì vậy nó rất dễ bị gãy đổ rạp. Thân cây thường có màu tím hoặc xanh và có thêm một lớp lông mỏng màu trắng bao phủ.

Lá cây mọc đối xứng nhau, mũi lá nhọn, khá nhỏ, màu xanh và có lông ngắn thưa hơn so với ở thân cây. Viền mép lá có dạng răng cưa.

Hoa cứt lợn chữa viêm xoang được không? - Ảnh 1.

Cây hoa cứt lợn - thảo dược thiên nhiên (Ảnh: Internet)

Hoa có màu trắng hoặc tím nhạt, mọc thành chùm ngay đầu thân cây nên rất dễ nhìn thấy.

Hoa cứt lợn hơi khác so với hoa của các loại cây khác vì nó được tạo nên từ rất nhiều cánh hoa nhỏ li ti, đâm thẳng lên thành một cụm mà không xoè sang ngang. Dựa vào màu sắc của hoa để phân chia thì hoa có 2 loại là hoa cứt lợn trắng và hoa cứt lợn tím. Về cơ bản cả 2 loại hoa này không có gì khác nhau về thành phần cũng như công dụng đối với sức khỏe con người.

Đặc điểm sống

Đây là một loại cây rất dễ sống, có thể thích nghi với nhiều loại môi trường và đất khác nhau. Vì vậy ta có thể bắt gặp nó mọc hoang dại ở khắp nơi. Cây mọc quanh năm và có thể thu hái bất kỳ lúc nào. Nó rất dễ kiếm, đặc biệt là vùng quê, nơi nhiều bãi đất trống và đồng ruộng.

Đọc thêm:

 - Phù nề niêm mạc mũi do viêm xoang và những điều cần biết

- Người bị viêm xoang mũi nên kiêng ăn gì? 

2. Hoa cứt lợn (cỏ hôi, hoa ngũ sắc) chữa viêm xoang được không?

Thành phần của hoa cứt lợn

Thành phần chính có trong cây hoa cứt lợn là tinh dầu, chiếm khoảng 2%. Tinh dầu màu vàng nhạt hoặc vàng nghệ, hơi đặc sánh và khi ngửi thì có mùi rất khó chịu. Ngoài ra, nó còn có các hoạt chất khác như ageratochromen, caryophyllene, cadinen, ageratochromen, alcaloid và saponin.

Tác dụng của hoa cứt lợn

Theo Đông y:

Hoa cứt lợn có vị hơi cay và đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, sát trùng, trục ứ, cầm máu. Vì vậy, hoa cứt lợn thường được sử dụng để chữa viêm xoang, viêm họng, viêm đường hô hấp, đau bụng, sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm dạ dày, viêm khớp. 

Hoa cứt lợn chữa viêm xoang được không? - Ảnh 2.

Cây cứt lợn có tác dụng chống viêm hiệu quả trong giai đoạn viêm xoang cấp tính ((Ảnh: Internet)

Theo y học hiện đại:

Các nghiên cứu chỉ ra răng hoa cứt lợn chứa các chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau, chống oxy hóa.

Các hoạt chất phenol, saponin, alkaloid có trong cây giúp làm thông cánh mũi, tiêu trừ đờm từ đó giảm viêm, thông đường thở.

Cây cứt lợn có tác dụng chống viêm hiệu quả trong giai đoạn viêm xoang cấp tính, ức chế miễn dịch, chống lại dị ứng do có chứa chất kháng histamin. Ngoài ra nó còn kháng được một số loại virus phổ biến, làm loãng dịch xoang mũi giúp cải thiện tình trạng thở khò khè, nghẹt mũi, khó chịu và cầm máu.

Hoa cứt lợn có thể điều trị viêm xoang mãn tính hay viêm xoang dị ứng. Kiên trì sử dụng sẽ mang lại các hiệu quả như giảm ngạt mũi, giảm tiết dịch, giảm viêm, sổ mũi, hắt hơi, đau nhức đầu. Các chất chiết xuất từ loại cây này có tác dụng tương đương với thuốc cortisol và có thể thay thế được cho nhau. Tuy nhiên, đối với các loại viêm xoang có mủ đặc nó sẽ kém hiệu quả hơn.

3. Các cách sử dụng hoa cứt lợn chữa viêm xoang

Tất cả các bộ phận của cây hoa cứt lợn trừ rễ đều có thể chế phẩm thành thuốc, có tác dụng đối với sức khỏe con người. Để áp dụng điều trị bệnh viêm xoang, cả thân, cành, lá và hoa đều sử dụng được và ở dạng cây tươi sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn.

Ảnh 4.

Tất cả các bộ phận của cây hoa cứt lợn trừ rễ đều có thể chế phẩm thành thuốc (Ảnh: Internet)

Tuỳ vào mục đích sử dụng và tình trạng bệnh mà bạn có thể dùng với liều lượng và cách thức khác nhau.

Dưới đây là một số cách dùng cây hoa cứt lợn chữa viêm xoang mà bạn có thể tham khảo.

Xông hơi bằng hoa cứt lợn

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Khoảng 20 - 30g hoa cứt lợn tươi

Cách thực hiện:

Làm sạch hoa cứt lợn bằng cách rửa và ngâm cùng nước muối pha loãng. Ngâm khoảng 10 phút để loại bỏ các loại vi khuẩn gây hại.

Đun sôi nước và cho hoa vào. Tiếp tục  đun thêm trong vòng 10 phút nữa

Tắt bếp và bắt đầu tiến hành xông mũi. Bạn có thể dùng khăn hoặc chăn trùm lên đầu để hơi được giữ lâu hơn và đạt được hiệu quả cao hơn.

Trong khi xông hơi cần chú ý hít thở sâu, từ từ và đều đặn để xoang mũi được thông, tinh dầu đi được vào các hốc và mô xoang.

Đối với cách này, bạn nên thực hiện đều đặn 3 lần/ tuần để thấy được hiệu quả rõ rệt của nó. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng cách này thường xuyên, hơi nóng của nước xông cũng có thể làm ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của bạn nếu thực hiện quá nhiều lần.

Kết hợp hoa cứt lợn với kim ngân và ké đầu ngựa

Hoa cứt lợn hay kim ngân, ké đầu ngựa đều là những loại dược phẩm có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, đặc biệt đối với bệnh viêm xoang. Vì vậy, khi sử dụng kết hợp các loại thảo dược này sẽ càng tăng thêm hiệu của của chúng với bệnh viêm xoang.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

30g hoa cứt lợn, 20g kim ngân, 12g ké đầu ngựa

Cách thực hiện:

Làm sạch các nguyên liệu trên

Cho hết nguyên liệu vào nồi cùng 600 - 700ml nước sạch.

Đun sôi cho cạn bớt đến khi còn khoảng 1 bát con nước thì ngừng.

Lấy số nước đó để uống. Uống khoảng 2 - 3 lần một ngày và kiên trì sử dụng trong 6 - 7 ngày.

Ảnh 5.

Khi sử dụng bạn cũng cần phải lưu ý về liều lượng và tần suất sử dụng cho hợp lý với từng tình trạng khác nhau của bệnh (Ảnh: Internet)

Dùng nước cốt hoa cứt lợn để tẩm bông nhét mũi

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Một lượng vừa đủ cây cứt lợn tươi

Tăm bông hoặc miếng bông

Lọ thuỷ tinh

Cách thực hiện:

Cây cứt lợn và lọ thuỷ tinh cần được làm sạch và để ráo nước. Nên rửa và ngâm qua nước muối để loại bỏ vi khuẩn gây hại

Giã nát cây hoa cứt lợn và đem chắt lấy nước cốt và loại bỏ phần bã

  Dùng tăm bông thấm nước cốt và đưa vào chỗ mũi bị viêm đau

Giữ nguyên trong khoảng 10 - 15 phút và rút ra để các dịch mủ được loại bỏ ra bên ngoài

Sau cùng, bạn nên rửa lại mũi bằng nước muối sinh lý.

Bạn cũng có thể dùng nước cốt cây hoa cứt lợn để nhỏ trực tiếp vào mũi. Hít thở sâu và từ từ để dung dịch ngấm vào các mô xoang. Kết hợp mát xa nhẹ quanh vùng mũi để cánh mũi được thông thoáng hơn.

Hoa cứt lợn chữa viêm xoang là một phương pháp điều trị có nhiều ưu điểm như lành tính, dễ thực hiện và mang lại nhiều hiệu quả cho những bệnh nhân đang mắc viêm xoang. Tuy nhiên khi sử dụng bạn cũng cần phải lưu ý về liều lượng và tần suất sử dụng cho hợp lý với từng tình trạng khác nhau của bệnh. Đối với người viêm xoang khi đã có nhiều triệu chứng nặng bạn nên đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị tốt hơn.

Hằng Vũ
Ý kiến của bạn