Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam
Hoa Kỳ đã vượt qua Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 92% kim ngạch xuất khẩu sang châu lục này.
Bộ NN&PTNT cho biết, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 10 năm 2024 ước đạt 5,91 tỷ USD. Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản 10 tháng đạt 15,21 tỷ USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ năm trước.
Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 92% kim ngạch xuất sang châu lục này. Nhóm hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ tiếp tục đóng vai trò chủ lực, với kim ngạch xuất sang Hoa Kỳ trong 9 tháng đạt 6,5 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhờ sự phục hồi của ngành xây dựng và bất động sản tại Hoa Kỳ, nhu cầu nội thất 'made in Vietnam' tăng, mở ra nhiều cơ hội cho ngành.
Tương tự, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng phục hồi mạnh. Trong 9 tháng, hàng sang Hoa Kỳ đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ 2023.
Không chỉ có gỗ và thủy sản, các sản phẩm nông sản khác như hạt điều, tiêu và rau quả cũng góp phần đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong 9 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu hạt điều hơn 871 triệu USD, tăng 33%; hạt tiêu đạt 300 triệu USD, tăng 96%. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này cũng được ghi nhận ở các mặt hàng rau quả, với kim ngạch xuất khẩu hơn 254 triệu USD, tăng 35%. Về xuất khẩu mặt hàng trái cây, Việt Nam hiện có 8 loại trái cây tươi được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ bao gồm: thanh long, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, vú sữa, bưởi, dừa.
Các mặt hàng nông sản của Việt Nam ngày càng có cơ hội xuất ngoại khi mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã thống nhất kết thúc thảo luận kỹ thuật, chuyển sang thực hiện các thủ tục pháp lý, cho phép nhập khẩu chanh leo của Việt Nam và khởi động quy trình xem xét đối với sản phẩm mới của Việt Nam, gồm chanh không hạt, ổi, mít.
Sức mua của thị trường Hoa Kỳ được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trưởng với nhiều ngày khuyến mại giảm giá và nhiều ngày lễ lớn cuối năm. Các chuyên gia kỳ vọng đây là cơ hội để các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như nông, lâm thuỷ sản, dệt may, da giày tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu khả quan.
Tuy nhiên, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Hoa Kỳ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (HAWA), cảnh báo những thách thức khi ông Donald Trump tái đắc cử. Vì trong nhiệm kỳ trước, chính quyền của ông đã từng điều tra chống bán phá giá và áp dụng các biện pháp kiểm soát đối với một số sản phẩm từ Việt Nam. Nếu điều này tái diễn, ngành gỗ, thủy sản cần chuẩn bị kỹ lưỡng để ứng phó với các rào cản thương mại mới.
Dù vậy, với sự phục hồi mạnh mẽ của nhu cầu tiêu dùng tại Hoa Kỳ, các doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội để gia tăng xuất khẩu. Hiện tại, nước này cũng xuất khẩu nhiều gỗ nguyên liệu sang Việt Nam và các doanh nghiệp duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp Hoa Kỳ.
Bộ Công Thương khuyến nghị doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng ổn định cho các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, với sự chuẩn bị và khả năng thích ứng linh hoạt, ngành nông, lâm, thủy sản Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng tốt các xu hướng mới và tiếp tục phát triển vững chắc trong thời gian tới.
Huyền My (t/h)Theo báo cáo Affiliate Marketing Report 2025 mới được AccessTrade công bố, thị trường tiếp thị liên kết tại Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Ngành này sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái TMĐT Việt Nam vào năm 2025, nhất là trong bối cảnh TMĐT xuyên biên giới ngày càng phát triển.