Hòa Phát và áp lực từ dự án Dung Quất
CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) đặt kế hoạch lợi nhuận 9.000 - 10.000 tỷ năm 2020, và tự tin với kỳ vọng sẽ trở thành tập đoàn thép lớn nhất Việt Nam vào năm 2021.
Khi dự án Dung Quất mở rộng chính thức đi vào hoạt động, Hòa Phát có thể sản xuất 13,9 triệu tấn thép mỗi năm
Đã có nhiều câu hỏi đặt ra, liệu áp lực huy động vốn có đè nặng lên Hoà Phát khi rót thêm 60.000 tỷ mở rộng “siêu dự án” Dung Quất?
Dự án mở rộng Dung Quất dự kiến sẽ bổ sung thêm 5 triệu tấn thép/năm. Khi dự án Dung Quất mở rộng chính thức đi vào hoạt động, Hòa Phát có thể sản xuất 13,9 triệu tấn thép mỗi năm (tính cả sản lượng HRC tự tiêu dùng), tăng 184,9% so với công suất cuối năm 2019.
Khi dự án Dung Quất mở rộng sẽ bổ sung thêm công suất 0,5 triệu tấn thép xây dựng (tăng 10% so với hiện tại), 3 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC) (tăng 120% so với 2 giai đoạn của KHLDQ) và 1,5 triệu tấn sẩn phẩm thép mới (thép hình, thép tròn cơ khí chế tạo). Với danh mục sản phẩm trong giai đoạn mở rộng này, Hòa Phát tập trung chủ yếu vào HRC.
Chuyên gia của Công ty Chứng khoán VNDirect tính toán rằng, với việc dự án mở rộng cần nguồn vốn cố định khoảng 50.000 tỷ đồng, tổng mức đầu tư của Hòa Phát tại "siêu dự án" thép Dung Quất lên đến trên 100.000 tỷ đồng. Mặc dù tổng mức đầu tư của giai đoạn mở rộng rất lớn, nhưng theo VNDirect sẽ không tạo áp lực lớn lên Hòa Phát.
Được biết, Hòa Phát dự kiến cấu trúc vốn cho dự án mở rộng này gồm 60% vốn tự có (vốn chủ sở hữu) và 40% từ nguồn vay.
Trước đó, Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC) cũng đã đưa ra đánh giá sơ bộ về kế hoạch mở rộng "siêu dự án" thép Dung Quất của Hòa Phát. Sau khi trao đổi với phía Hòa Phát, HSC biết dòng tiền tích lũy đến năm 2023 gồm cả chi phí khấu hao và lợi nhuận thuần sau khi trích lập các quỹ và trả cổ tức (nếu có) sẽ đủ để đáp ứng nhu cầu vốn là 30.000 tỷ đồng. “Do đó, ít có khả năng Công ty sẽ phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn trong kỳ”, HSC nhận định. Tuy nhiên, theo HSC, cổ tức tiền mặt (nếu có) trong giai đoạn 2020-2022 dự kiến sẽ thấp.
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng lượng tiền gửi của cả dân cư và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tại thời điểm tháng 8 vào ngân hàng thương mại đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với hơn 13.763.230 tỷ đồng.