Hoài Đức: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Chính trị - xã hội
10:07 AM 11/12/2020

Thực hiện Chỉ thị 42/CT-TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội xác định công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Hoài Đức: phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Chỉ thị 42/CT-TW phải được tiến hành đồng bộ

Vài năm trở lại đây thiên tai ở nước ta diễn biến ngày càng phức tạp, cực đoan, bất thường, gây tổn thất nặng nề về người và tài sản. Tại Chỉ thị 42/CT-TW ngày 24/3/2020 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các giải pháp trọng tâm đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Hàng năm, các lực lượng như dân quân tự vệ, thanh niên xung phong của huyện cũng được huy động để một mặt đảm bảo công tác phòng chống thiên tai, mặt khác hỗ trợ người dân khắc phục những hậu quả nặng nề sau mưa bão gây ra.

Hoài Đức: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai - Ảnh 1.

Huyện Hoài Đức xác định công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên

Huyện Hoài Đức luôn quán triệt sâu sắc quan điểm chủ động phòng ngừa là chính, kết hợp với các biện pháp thích ứng phù hợp, tôn trọng quy luật tự nhiên, thay đổi tư duy phát triển, bảo đảm phát triển bền vững. Với phương châm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc phân công, phân cấp, xác định rõ trách nhiệm, đặc biệt là người đứng đầu đơn vị trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) gắn với xây dựng cộng đồng an toàn.

Văn phòng Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện đã tổ chức tập huấn kỹ thuật tuần tra canh gác đê, kỹ thuật xử lý các sự cố về đê điều; kỹ thuật bơi, phương pháp cứu đuối, phương pháp sơ cứu người bị đuối nước cho các lực lượng được huy động làm nhiệm vụ cứu hộ, lực lượng xung kích tập trung, lực lượng xung kích tại chỗ và lực lượng cơ động ứng cứu hộ đê làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai năm 2020 và gắn với triển khai thực hiện Quyết định số 08/QĐ-TWPCTT ngày 27/3/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương PCTT về việc ban hành Hướng dẫn xây dựng và củng cố Đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã.

Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về PCTT, quản lý đê điều, công trình thủy lợi và TKCN thường xuyên được tuyên truyền phổ biến trên đài phát thanh của huyện, cập nhật các thông tin về diễn biến thời tiết, thiên tai xảy ra trên trang thông tin điện tử của huyện.

Chủ tịch UBND cấp huyện phải là người chịu trách nhiệm chính và cao nhất đối với các vấn đề liên quan đến công tác đê điều trên địa bàn. Ngoài ra, các huyện phải rà soát, kiểm tra, xác định rõ các tuyến, điểm đê xung yếu có nguy cơ mất an toàn, cần gia cố, tu bổ để kịp thời có phương án xử lý ngay hoặc xây dựng kế hoạch tổng thể, cụ thể để thực hiện nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản nhân dân.

"Chủ động dùng ngân sách cấp huyện để đảm bảo các công tác liên quan đến đê điều. Trong trường hợp phát sinh, vượt thẩm quyền, Chủ tịch UBND huyện kiến nghị, trình cấp tỉnh chỉ đạo, hỗ trợ theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật với mục tiêu xây dựng tuyến đê, điểm đê mang tính an toàn cao và thẩm mỹ, phục vụ tốt công tác phòng chống thiên tai"- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp chỉ đạo.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của MTTQ và các đoàn thể

Thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trên địa bàn huyện Hoài Đức đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Nhưng, do nhận thức và cách tiếp nhận thông tin của người dân còn yếu, nên các sản phẩm truyền thông, cũng vì thế mà phải đơn giản hóa, tiếp cận trực quan và làm sao để người dân dễ dàng thực hiện theo. Thông qua các buổi tuyên truyền, chương trình tập huấn, đã phát huy vai trò xung kích, trách nhiệm của tổ chức Đoàn trong việc nâng cao năng lực, nhận thức cho đoàn viên thanh niên, cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai. Góp phần giảm thiểu thiệt hại về tính mạng và tài sản do thiên tai gây ra trên địa bàn.

Anh Đỗ Đức Bảo Bí thư Đoàn TNCSHCM huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội chia sẻ: "Để trang bị các kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết cho đoàn thanh niên trong việc tham gia thực hiện công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn. Hàng năm Huyện đoàn Hoài Đức đã tăng cường công tác tuyên truyền, mở các lớp tập huấn về phòng chống thiên tai, trong đó tập trung vào các nội dung như kỹ năng xử lý các tình huống khi có thiên tai xảy ra, vai trò, trách nhiệm của tổ chức Đoàn, đoàn viên thanh niên trong việc tham gia phòng, chống và giải quyết hậu quả do thiên tai gây ra tại các địa phương".

Bên cạnh đó, việc nâng cao kiến thức, năng lực cho lãnh đạo, cán bộ, đảng viên các cấp, nhất là ở cơ sở có trách nhiệm thông tin, hướng dẫn kỹ năng nhận biết và cách thức ứng phó thiên tai cho cộng đồng, đặc biệt là các đối tượng dễ bị tổn thương là nhiệm vụ rất quan trọng. Các cơ quan tuyên truyền ở các cấp đều có trách nhiệm phải vào cuộc, cùng chung tay với địa phương thực hiện những nhiệm vụ của công tác phòng chống thiên tai.

Hoài Đức xác định rõ nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai là "nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình", trong đó lấy chống là chính; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp, chỉ huy, điều hành; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân lập thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai gây ra nhằm giảm thiểu thiệt hại, phát triển bền vững đất nước.

Việt Nam thuộc một trong 10 quốc gia chịu nhiều thiên tai bão lũ và những ảnh hưởng tiêu cực của biến đối khí hậu. Vậy nên Hoài Đức coi công tác phòng chống thiên tai là công việc chung của toàn Đảng, toàn dân và xã hội để bảo vệ cuộc sống ấm no, bình yên cho mỗi người dân.

Ngô Huy
Ý kiến của bạn
Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,8% năm 2024 Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,8% năm 2024

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.