Hoàn thiện khung khổ pháp lý thực hiện tăng trưởng xanh

Đầu tư và Tiếp thị
07:38 AM 04/09/2023

Thế giới đang phải đối mặt với các thách thức lớn như suy giảm đa dạng sinh học, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu, đặt ra bài toán lớn về việc làm sao để đảm bảo tương lai bền vững cho các thế hệ tiếp nối. Trong đó, biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề cấp thiết nhất khi nồng độ khí nhà kính đang ở mức cao.

photo-1693751786911

Theo Báo cáo của Liên hợp quốc vào năm 2018, các nhà khoa học và chuyên gia đã thống nhất rằng việc giữ cho mức tăng nhiệt độ toàn cầu không vượt quá 1,5 độ C sẽ là ngưỡng an toàn giúp chúng ta tránh được những tác động biến đổi khí hậu xấu nhất.

Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi có một cam kết và hệ thống giải pháp mang tính toàn cầu và cấp thiết. Vào tháng 12/2021 tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam cùng gần 150 quốc gia đã đưa ra cam kết mạnh mẽ để giảm mức phát thải ròng về "0" vào năm 2050.

Để hiện thực hóa cam kết này, Chính phủ đã đưa ra chiến lược kế hoạch hành động quốc gia định hướng chuyển đổi trong nông nghiệp, công nghiệp, sản xuất, tiêu dùng phát thải thấp, kêu gọi sự vào cuộc đồng bộ của các chính quyền địa phương, cộng đồng và doanh nghiệp.

Mục tiêu đạt Net Zero vào 2050 của Việt Nam được đánh giá là thách thức, tuy nhiên cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tái cấu trúc mô hình kinh doanh và chuyển đổi tăng trưởng bền vững hơn.

Trong cuộc đua xanh toàn cầu hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng "0", là một doanh nghiệp tiên phong trong các hoạt động phát triển bền vững, Unilever đã đưa ra những cam kết và cách tiếp cận mang tính tổng thể định hướng hành động, từ vận hành nội bộ đến toàn bộ chuỗi giá trị, hoạt động của các nhãn hàng cũng như các hoạt động ảnh hưởng rộng hơn đến xã hội cộng đồng.

Trước những thách thức biến đổi khí hậu toàn cầu, "Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050" đã đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng trong giảm phát thải khí nhà kính để đạt phát thải ròng bằng "0", chuyển đổi mô hình tăng trưởng bền vững hơn, nâng cao sức chống chịu và tính cạnh tranh của nền kinh tế.

Đây cũng là những nội dung được thảo luận tại Diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2023 (Vietnam Corporate Sustainability Forum - VCSF) vừa qua với chủ đề "Cuộc đua xanh toàn cầu: Từ chiến lược đến thực hành kinh doanh bền vững".

Hoàn thiện khung khổ pháp lý thực hiện tăng trưởng xanh

Chủ đề về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững là vấn đề luôn được quan tâm. Tăng trưởng xanh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hiện thực hóa cam kết của toàn cầu về biến đổi khí hậu.

Hiện tại Việt Nam đang khẩn trương hoàn thiện để trình cấp có thẩm quyền xây dựng Bộ tiêu chí khoa học về phân loại xanh quốc gia, đảm bảo hài hòa với thông lệ quốc tế.

Đây chính là khung khổ pháp lý quan trọng trong triển khai thực hiện tăng trưởng xanh. Theo đó, Bộ tiêu chí sẽ là cơ sở để các bộ, ngành, địa phương lựa chọn dự án đầu tư và phân bổ nguồn lực; các nhà đầu tư có thể đối chiếu các tiêu chí để tiếp cận các chính sách ưu đãi, cũng như nguồn lực tài chính xanh từ các tổ chức.

Tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu mà bất kỳ quốc gia nào, kể cả các quốc gia đang phát triển đều phải hướng tới. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, có thu nhập trung bình thấp, việc thực hiện tăng trưởng xanh bên cạnh những cơ hội mang lại cũng đặt ra không ít thách thức, khó khăn. Với vai trò là cơ quan tham mưu của Chính phủ về quốc gia về tăng trưởng xanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cụ thể hóa ba nhóm nhiệm vụ, giải pháp mang tính cốt lõi nhất.

Đó là việc xây chính sách, công cụ để huy động nguồn lực tài chính và tạo môi trường đầu tư kinh doanh để cho phát triển tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Đặc biệt trong các chính sách này phải gắn kết vai trò kinh tế tư nhân trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh.

Tiếp đến, tăng trưởng xanh phải được cụ thể hóa bằng các chương trình, dự án cụ thể và tập trung vào các lĩnh vực mang tính đột phá như sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; đẩy nhanh việc chuyển đổi sang năng lượng sạch và chấm dứt sản xuất phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch; phát triển các công trình xanh, công trình giảm phát thải cacbon bằng không và các loại vật liệu xây dựng tái chế; quản lý chất thải. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng danh mục các nhiệm vụ, dự án xanh, tăng trưởng xanh trọng điểm cho giai đoạn tới.

Về cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư hiện nay, Việt Nam đang tiếp cận trên cơ sở các ngành, lĩnh vực, địa bàn. Tuy nhiên, các chính sách này đã được thực hiện trong thời gian dài và hiện Việt Nam đang nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách với cách tiếp cận phù với Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế.

Và cuối cùng là huy động nguồn lực, điều này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các quốc gia đang phát triển như Việt Nam để thực hiện tăng trưởng xanh.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang nghiên cứu xây dựng, thiết lập Hệ thống đo lường, giám sát và báo cáo trong quá trình triển khai Kế hoạch

Một ví dụ cụ thể về tình hình các doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực cho tăng trưởng xanh.

PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

photo-1693751790130

PGT Holdings luôn đưa ra thiện chí hỗ trợ, kết nối tỉnh Đồng Tháp với các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên. Đồng thời, PGT cũng sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp của tỉnh thử nghiệm công nghệ kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản vào sản xuất kinh doanh, hỗ trợ xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi…

Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động M&A từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.

Quay trở lại TTCK, khép lại phiên giao dịch 31/8, VN-Index tăng 1,12 điểm lên 1280,51 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 499 triệu đơn vị, tương ứng hơn 12,669 tỷ đồng.

HNX- Index giảm 1,94 điểm xuống 291,92 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 68,2 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1,639 tỷ đồng. Toàn sàn có 104 mã tăng giá, 92 mã giảm giá và 47 mã đứng giá.

UPCOM-Index giảm 0,21 điểm xuống 92,18 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 33,6 triệu đơn vị, tương ứng hơn 664 tỷ đồng. Toàn sàn có 149 mã tăng giá, 131 mã giảm giá và 72 mã đứng giá.

Thanh khoản sàn HOSE đạt hơn 13,800 tỷ đồng. Toàn sàn HOSE có 126 mã tăng giá, 162 mã giảm giá và 83 mã đứng giá.

Khép lại phiên giao dịch ngày 31/8/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,800 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
9 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 46 tỷ USD 9 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 46 tỷ USD

Trong tháng 9/2024, tuy bị thiệt hại nghiêm trọng do bão số 3 và mưa lũ sau bão, nhưng tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông lâm thủy sản vẫn đạt mức trên 3%, góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô. Ngành nông nghiệp vẫn bảo đảm tốt cung ứng lương thực thực phẩm cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu...