Hoạt động kinh doanh F&B 'dè dặt' hồi phục
Dù đã “sống chung” với dịch COVID-19 trong bình thường mới nhưng sức hồi phục các hoạt động kinh doanh trong ngành hàng dịch vụ ăn uống (F&B) vẫn còn khá dè dặt.
- Khách thuê F&B thu nhỏ quy mô hoạt động vì Covid, chủ nhà sẽ mất nhiều thời gian lấp đầy diện tích trống
- Thị trường F&B nhuốm màu Covid: 17% gặp khó về thanh khoản, nhiều DN cạn vốn, chỉ đủ cầm cự 1-3 tháng nữa
- Doanh thu gần như bằng 0 trong khi phải gánh chi phí mặt bằng cao giữa mùa Covid-19, các thương hiệu F&B lần lượt rời bỏ "đất vàng"
F&B phục hồi khiêm tốn hậu giãn cách
Số liệu thống kê các giao dịch qua hệ thống thanh toán từ xa Payoo (liên kết gần 20.000 điểm chấp nhận thanh toán) tính từ đầu tháng 10 đến nửa đầu tháng 11/2021 cho thấy, tỷ lệ phục hồi chung của ngành F&B đạt khoảng 20 - 30%.
Nếu so với mức độ phục hồi của ngành dịch vụ ăn uống cả nước thì vẫn khá khiêm tốn. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, doanh thu dịch vụ ăn uống cả nước tháng qua đạt 25.900 tỷ đồng, tăng 48,5% so với tháng 9. Một số địa phương có mức phục hồi dịch vụ lưu trú, ăn uống cao như: Bình Định tăng 78,3%; Hà Nội tăng 94,1%; Khánh Hòa tăng 127,5% và Cần Thơ tăng 239,6%.
Tuy nhiên, nếu so với giai đoạn trước đợt giãn cách xã hội ở nhiều địa phương, đà phục hồi của ngành dịch vụ ăn uống cả nước nhìn chung cũng chưa cao, chứ không riêng gì TP.HCM.
Đa số các mảng F&B như hộ kinh doanh nhỏ lẻ, chuỗi nhà hàng đồ uống và ẩm thực... đều ghi nhận phục hồi rất chậm hoặc chỉ phục hồi được một phần vì khách vẫn còn rất dè chừng khi đi ăn ngoài.
Để ngành F&B trở lại như thời điểm trước tháng 4/2021, nhiều ý kiến cho rằng sẽ cần thêm nhiều thời gian khi mà người kinh doanh còn dè dặt và bất định về tương lai. Những rủi ro chực chờ làm nhiều người chần chừ đầu tư, mở rộng kinh doanh hàng quán. Đặc biệt là khi họ đã mất quá nhiều trong suốt 2 năm qua, rất khó để gượng dậy ngay trong “một sớm một chiều”.
Phía Starbucks Việt Nam cho rằng, mức độ phục hồi của ngành F&B sẽ phụ thuộc vào tiến độ tiêm chủng. Trường hợp đến hết năm nay, toàn bộ người dân cả nước đã có ít nhất một mũi thì triển vọng sẽ xán lạn.
Theo các chuyên gia, có thể thấy điều khiến những người kinh doanh F&B phải “đau đầu” khi giải bài toán doanh thu giảm, nhưng chi phí lại tăng. Mâu thuẫn và nghịch lý này đủ để lĩnh vực F&B hồi phục một cách khiêm tốn.
Ngoài ra, tình hình cạn kiệt về tài chính do “đóng băng” trong thời gian dài bởi giãn cách xã hội đã làm mất đi sự cạnh tranh của người kinh doanh F&B trong tương lai. Khi dòng tiền không dồi dào như trước đây thì “sống chung” với dịch COVID-19 làm nhiều người kinh doanh F&B e ngại trong vấn đề chạy khuyến mãi giảm giá, tặng quà cho khách hàng…
Ngành F&B cần cần một tư duy mới, một công cụ mới
Trước tình hình ảm đạm của ngành F&B, ông Trần Khải Minh Nhật - chuyên gia đào tạo, tư vấn và phát triển dự án ngành F&B - chia sẻ với báo chí, các doanh nghiệp ngành F&B hiện tại phải thay đổi, không nên giữ khư khư "ánh hào quang" cũ.
"Không thể bám víu vào đó vì như thế là tự loại mình ra khỏi cuộc chơi. Sau trận đại dịch này, tất cả hoạt động F&B phải dựa trên công nghệ, "chạm" trên nền tảng công nghệ để đến với khách hàng chứ không phải là vị trí đẹp, đắc địa. Nếu trước đây, chi phí mặt bằng chiếm 50%-80% tổng chi phí cho một nhà hàng, quán ăn hay cà phê, khiến các doanh nghiệp không dám đầu tư cho chi phí nâng cấp dịch vụ, phục vụ… thì tới đây, chi phí mặt bằng chỉ nên còn 20%-30%, phần chi phí dịch vụ, công nghệ phải gia tăng", ông Nhật phân tích.
Các nhà khởi nghiệp ngành F&B sẽ có lợi thế hơn rất nhiều trong giai đoạn tới do lợi thế về ứng dụng công nghệ, hiểu khách hàng và đáp ứng nhanh nhu cầu của khách, xóa bỏ nhiều rào cản hơn thế hệ trước. Tuy nhiên, những start-up này chưa có kinh nghiệm, vì vậy để có chiến lược khôn ngoan, họ cần phải có kiến thức chuyên môn từ các nhà kinh doanh đi trước để cộng hưởng lợi ích.
Tại Hội nghị ASIA Food & Beverage Summit – 2021 (AFBS-2021), ông Chử Hồng Minh, Nhà sáng lập và Chủ tịch Hiệp hội Nhà hàng Việt Nam (RAV) cho rằng, đây cũng là lúc các doanh nghiệp cần nhìn lại mình để thấy rõ những hạn chế, bất cập còn tồn tại, hiểu rõ hơn về tiềm năng và lợi thế riêng có với nền văn hóa ẩm thực độc đáo của Việt Nam. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần một tư duy mới, một công cụ mới, vận hành xuất sắc hơn để vượt qua các thách thức và tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới.
Đa số ý kiến của các chuyên gia đều cho rằng các doanh nghiệp trong lĩnh vực F&B phải thay đổi mô hình kinh doanh và liên kết theo mối quan hệ cộng sinh là điều tất yếu để cùng phát triển.
Nhìn nhận dưới góc độ liên kết hợp tác, GS. Lưu Duẩn, Trưởng Ban Tư vấn Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, các đơn vị cần phải đoàn kết và hợp tác. Để làm vậy, các doanh nghiệp cần tôn trọng và xây dựng những vấn đề liên quan đến pháp luật; đồng thời, phải phát huy tinh thần đào tạo, giáo dục và mở rộng mối liên kết, hợp tác quốc tế, như vậy mới có thể vươn xa được.
Hoài ThươngTừ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.