Hoạt động M&A toàn cầu thấp nhất trong 20 năm
Các thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) sụt giảm mạnh trong tháng 4, với số lượng giao dịch được ký kết thậm chí còn ít hơn so với những ngày ảm đạm nhất của đại dịch Covid-19 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.
Theo dữ liệu do nền tảng thị trường tài chính Dealogic, chỉ có chỉ đạt 2.330 thương vụ M&A được ký kết trên toàn thế giới trong tháng 4, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2005 và thấp hơn 34% so với mức trung bình hàng tháng trong lịch sử.

Riêng tại Mỹ, thị trường M&A lớn nhất thế giới, cũng chỉ có 555 giao dịch được ký kết vào tháng 4, con số ít nhất kể từ tháng 5/2009.
Một vài giao dịch lớn, bao gồm việc Global Payments mua lại một công ty dịch vụ tài khoản và xử lý thẻ trị giá 24,25 tỷ USD vào tháng 4, đã giúp vực dậy một khởi đầu ảm đạm của năm.
Tuy nhiên, điều đó không đủ để giữ giá trị của hoạt động M&A toàn cầu mà giảm xuống còn 243 tỷ USD, thấp hơn khoảng 54% so với tháng 3 và thấp hơn 20% so với mức trung bình hàng tháng trong 20 năm qua, dữ liệu của Dealogic cho thấy.
Tình hình bất ổn cũng khiến các chủ ngân hàng, những người có thu nhập từ phí và khoản thưởng khi thực hiện các giao dịch, khuyến nghị khách hàng trì hoãn các thương vụ M&A và IPO cho đến khi chính sách của Mỹ rõ ràng và nhất quán hơn.
Một điểm sáng cho M&A vào tháng trước là các thỏa thuận công nghệ mà giá trị nằm nhiều hơn ở sở hữu trí tuệ như thuật toán và phần mềm nhiều hơn các M&A hàng hóa vật chất phải chịu thuế quan, như ô tô.
Ngành công nghệ chiếm tới 40% trong số gần 600 tỷ USD trong các thỏa thuận được ký kết trong năm nay tại Hoa Kỳ. Trong khi quốc gia này chiếm gần một nửa hoạt động giao dịch toàn cầu, tính theo giá trị.
Ông Kevin Cox, Giám đốc M&A toàn cầu tại ngân hàng Citi, cho biết các lĩnh vực như viễn thông, truyền thông, dịch vụ, dầu khí và tiện ích ít bị ảnh hưởng bởi thuế quan hơn. Ngược lại, một số lĩnh vực công nghiệp, y tế và công nghệ đang đối mặt với những thay đổi lớn trong mô hình kinh doanh.
Theo ông Cox, bất kỳ nhà sản xuất nào, dù nhập khẩu nguyên liệu đầu vào hay xuất khẩu thành phẩm, đều sẽ bị ảnh hưởng bởi thuế quan. Phía mua cần dành thời gian để hiểu rõ những rủi ro bổ sung trong mô hình kinh doanh và lợi nhuận kỳ vọng của đối tượng mục tiêu, hoặc lùi lại và chờ đợi cho đến khi tình hình trở nên rõ ràng hơn.
Minh An (t/h)
Trong quá trình phát triển bền vững, cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) vẫn còn đối mặt nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt trong việc tiếp cận nguồn vốn.