Học 5 thói quen kỷ luật của người Nhật Bản sau sẽ giúp bạn nhanh chóng thăng tiến và thành công
Những người có thể chân chính vươn đến đỉnh cao, chắc chắn luôn là người chuyên tâm dồn chí, luôn luôn kiên trì tiến lên phía trước. Để làm được điều đó, họ luôn giữ cho mình tinh thần kỷ luật và tự giác cao độ.
Phát triển bản thân từ trước đến nay luôn là một chủ đề vô cùng thu hút sự quan tâm của xã hội, nhất là các bạn trẻ còn thiếu nhiều kinh nghiệm và luôn mong muốn hoàn thiện mình. Nói về chủ đề này, một khía cạnh được nhiều người chú ý đó là câu chuyện về tính kỷ luật của người Nhật Bản. Người Nhật Bản vốn nổi tiếng về tính kỷ luật, nghiêm khắc trong công việc. Nếu học được gì từ sự kỷ luật, nghiêm khắc này sự nghiệp của bạn sẽ dần thăng hoa.
1. Khoảng cách quyền lực lớn – Tôn kính và nêu cao thứ bậc
Nói về khoảng cách quyền lực, đó là mức độ mà các thành viên trong xã hội ít quyền lực chấp nhận việc mà quyền lực được phân chia một cách không đồng đều giữa các cấp bậc. Người Nhật Bản có truyền thống coi trọng vấn đề này. Họ luôn cúi đầu trước những người lớn tuổi và có địa vị cao hơn mình để thể hiện sự tôn kính. Họ sẵn sàng học hỏi, tham khảo những người đi trước, những người có chuyên môn cao hơn mình.
Nhìn nhận dưới góc độ tích cực, chúng ta có thể rút ra một bài học từ đặc điểm này của người Nhật. Đó là luôn tôn trọng, tất cả mọi người xung quanh bạn. Bởi lẽ mỗi người đều đáng trân trọng và luôn cho ta những bài học trong cuộc sống.
2. Luôn luôn đúng giờ
"Cao su thời gian" có lẽ là một khái niệm quá quen thuộc với người Việt Nam chúng ta rồi. Phải nhìn nhận rằng nhiều người Việt chúng ta vẫn không coi trọng việc đúng giờ trong các cuộc hẹn, kế hoạch. Muộn 5 phút, 10 phút, nhiều hơn thì thậm chí 30 phút, 1 tiếng. Vấn đề này chúng ta phải nhìn sang nước bạn Nhật Bản. Người Nhật nổi tiếng là tôn trọng thời gian, đúng giờ và tuyệt đối không đến muộn. Đó là sự thể hiện việc tôn trọng đối phương. Đặt mình vào vị trí người khác: Chờ đợi người khác có phải là một trải nghiệm thoải mái hay không?
Bài học ở đây. Nhìn nhận lại xem bạn đã có bao giờ trễ các cuộc hẹn chưa. Và quan trọng nhất, hãy đúng giờ. Tốt hơn thì hãy đến sớm vài phút, vừa tôn trọng đối phương, vừa cho bản thân cảm giác thoải mái. Tập đúng giờ cũng là một cách chúng ta rèn luyện tính kỷ luật trong cuộc sống.
3. Luôn vì mục tiêu chung, vì tập thể
Điều này đề cập đến một khía cạnh văn hóa đó là chủ nghĩa tập thể. Người Nhật luôn lấy lợi ích tập thể làm trung tâm. Các vấn đề phát sinh từ nhóm thường được xem nặng hơn vì đó là các vấn đề phức tạp. Họ chỉ quyết định khi cả nhóm cùng thống nhất một quan điểm và sự đồng tình của tất cả các thành viên. Các cá nhân dùng từ "chúng tôi" thay vì "tôi". Và vì vậy mà khi đạt đến thành công thì đây cũng là thành công của cả nhóm chứ không phải của bất kì riêng ai. Điều này cũng tương tự đối với trách nhiệm. Một khi phát sinh trách nhiệm thì đó là trách nhiệm chung, chứ không phải của bất kỳ ai.
Bài học đó là: Luôn lấy lợi ích của tập thể làm trọng. Bỏ qua cái tôi, cùng nhau cố gắng để cùng tập thể tiến lên. Tập thể có vững mạnh thì cá nhân mới có cơ hội phát triển.
4. Không từ chối thẳng thừng
Người Nhật có thể không thích một lời đề nghị, song họ sẽ không nói "Không" với lời đề nghị đó. Đây là nét văn hóa từ chối trong văn hóa của người Nhật, có sự khác biệt so với một số nền văn hóa khác. Có thể lời từ chối thẳng thừng của bạn sẽ làm phật lòng thiện chí của đối tác. Người Nhật sẽ tìm cách nói giảm, nói tránh, làm sao để đối phương có thể hiểu được lời từ chối một cách nhẹ nhàng, bóng gió, hàm ý lời từ chối của mình. Làm vậy vừa tỏ được quan điểm của bản thân, vừa khiến đối phương hài lòng.
Bài học rút ra là: Chúng ta cần biết cách từ chối một cách văn minh, để thể hiện sự tôn trọng người khác và biết cách thuyết phục người khác.
5. Không thể hiện tình cảm quá mức ở nơi công sở
Đối với người Nhật, nơi làm việc là nơi làm việc, không phải nơi thể hiện tình cảm. Chuyện công việc và đời sống phải được tách bạch. Vì vậy mà việc thể hiện những tình cảm như quàng vai, bá cổ, rồi nói những chuyện về đời sống là không bao giờ xảy ra. Họ nói chuyện cuộc sống sau giờ làm, có chừng mực khi giao tiếp với đồng nghiệp. Giữ khoảng cách, tôn trọng, ít thể hiện tình cảm cá nhân. Luôn xin phép người khác trước khi bước vào không gian riêng tư của họ.
Một bài học từ đặc tính này chính là hãy để công việc và cuộc sống tồn tại độc lập với nhau. Không để chuyện đời thường làm xao nhãng công việc. Vì vậy mà ta có thể nâng cao chất lượng công việc. Bên cạnh đó hãy tôn trọng sự riêng tư của người khác, và đừng để cảm xúc ảnh hưởng đến công việc.
HR InsiderKhông khí Tết len lỏi khắp mọi nẻo đường lên “nóc nhà Đông Dương”, Fansipan (Sa Pa) khoác lên tấm áo xuân rực rỡ sẵn sàng chào đón du khách trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.