Học sinh Hà Nội sẽ đi học trở lại theo nhiều giai đoạn
Theo kịch bản đề xuất của Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội, chỉ khi Covid-19 được kiểm soát ổn định thì tất cả học sinh Hà Nội mới đi học trở lại. Còn trong giai đoạn hiện nay, Sở sẽ phân việc đi học trở lại theo từng cấp học.
Nhằm đảm bảo an toàn, Sở yêu cầu các nhà trường thực hiện nghiêm túc văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục, ngành y tế trong công tác khử khuẩn, chuẩn bị đồ dùng vật tư cần thiết như nước rửa tay, xà phòng nước diệt khuẩn, khẩu trang để hỗ trợ các em học sinh
Theo ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, Chủ tịch UBND TP sẽ quyết định việc học sinh quay trở lại trường học. Phụ thuộc vào tình hình tiến triển của dịch bệnh, Sở đã tham mưu với TP về kịch bản dự kiến thời gian đưa học sinh quay trở lại trường học.
Nếu sớm nhất, khối 9 và khối 12 sẽ trở lại trường vào ngày 4-5. Các khối khác sẽ trở lại trường vào thời gian sau đó. Riêng tại 2 huyện Thường Tín và Mê Linh, nếu hết giai đoạn cách ly, học sinh sẽ đi học trở lại trường học bình thường như các quận huyện khác. Nếu chưa hết cách ly, Sở sẽ đề xuất phương án lùi thời gian đi học ở 2 khu vực này.
Việc thực hiện yêu cầu giãn cách theo quy định của Bộ GD&ĐT, nếu tất cả các khối lớp đều đi học thì các trường trong khu vực nội thành của Hà Nội sẽ không khả thi. Do đó, trong kịch bản tham mưu với UBND TP, Sở đã đề xuất theo từng giai đoạn. Giai đoạn đầu, học sinh khối 9 và 12 đi học trước. Lúc này đủ phòng và đủ cơ số giáo viên để chia tách ra từng lớp nhỏ, đáp ứng việc dạy học, đảm bảo khoảng cách giãn cách theo quy định. Khi dịch được kiểm soát, tất cả các cấp học đi học đại trà, việc dạy và học sẽ diễn ra bình thường và không phải áp dụng quy định giãn cách nữa. Giai đoạn 2, dự kiến khoảng sau đó 2 tuần, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát ổn định, đảm bảo học sinh có thể đi học lại bình thường sẽ cho học sinh từ lớp 5 đến lớp 12 đi học. Giai đoạn 3, dự kiến tuần cuối cùng của tháng 5, học sinh từ lớp 1 đến 12 sẽ trở lại trường. Riêng lứa tuổi mầm non, sẽ là giai đoạn cuối cùng đi học, nếu dịch kiểm soát tốt sẽ cho các cháu đi học trở lại từ đầu tháng 6.
Theo phương án của Sở, đối với cấp mầm non và tiểu học, nếu chỉ tổ chức học 1 buổi/ngày, thì việc đưa đón trẻ sẽ rất khó khăn. Do vậy, căn cứ vào tình hình dịch bệnh, Sở xin ý kiến của thành phố đề xuất 2 cấp học này sẽ học cả ngày và buổi trưa có phục vụ bán trú. Tất nhiên, chỉ khi tình hình dịch bệnh được đẩy lùi, ổn định, Sở mới đề cập đến việc cho 2 cấp học này trở lại trường
Ở khu vực nội thành Hà Nội, việc giãn cách thực hiện 1,5 m khi học sinh đi học đại trà thì không thể đáp ứng được vì các trường đều phải học 2 ca. Thực hiện giãn cách, mỗi lớp học phải chia ít nhất thành 2 lớp nhỏ thì sẽ không đủ số phòng học. Trong khi đó đội ngũ giáo viên hiện nay cũng chỉ đủ cơ số theo quy định. Nếu giáo viên dạy 2 lớp thì số lượng cần tăng ít nhất gấp đôi. Bởi vậy, yêu cầu giãn cách rất khó thực hiện. Vì vậy phương án được chọn là khối nào cần ưu tiên thì cho các em trở lại trường sớm. Còn khối khác vẫn tiến hành dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình bình thường ở nhà. Khi nào kiểm soát dịch bệnh ổn định thì sẽ cho các em đi học, lúc đó không cần phải giãn cách nữa.
Phương án đặt ra là có thể 1 tuần các em học 3 buổi ở trường, các buổi khác các em học ở nhà theo hình thức học trên truyền hình hoặc học trực tuyến.
Nếu bắt đầu đi học trở lại từ 4-5, đối với khối 9 và 12 sẽ còn khoảng 10 tuần, học sinh có thể kết thúc được năm học theo chương trình đã được tinh giản của Bộ GD&ĐT. Đối với các khối lớp khác, sở đã tính phương án lùi còn 6 và 8 tuần. Trong thời gian đó, các em vẫn học từ xa, Sở sẽ sắp xếp để cung cấp kiến thức cho các em và tiến hành một số bài kiểm tra định kì để các em có kiến thức theo yêu cầu, đồng thời đảm bảo việc kiểm tra đánh giá học sinh.
Nhằm đảm bảo an toàn, Sở yêu cầu các nhà trường thực hiện nghiêm túc văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục, ngành y tế trong công tác khử khuẩn, chuẩn bị đồ dùng vật tư cần thiết như nước rửa tay, xà phòng nước diệt khuẩn, khẩu trang để hỗ trợ các em học sinh. Một trong những điều kiện quan trọng là học sinh khi đến trường đều được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào trường. Các trường cần phân vai cụ thể, từng nội dung công việc giao cho cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn….Mục tiêu là làm sao quản lý tốt nhất để học sinh từ nhà đến trường học tập và trở về an toàn.
Theo PLXH
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.