Hội thảo Bất động sản và Xây dựng: Chuyển đổi và Đổi mới Sáng tạo

Nhịp cầu BĐS
03:14 PM 05/09/2022

KPMG Việt Nam, đơn vị tổ chức Lễ hội Bất động sản Quốc tế Việt Nam 2022 (VIPF) và Singapore Business Group (SBG) đã đồng tổ chức hội thảo Bất động sản và Xây dựng: Chuyển đổi và Đổi mới Sáng tạo. Đây cũng là một trong những sự kiện khởi động cho Lễ hội Bất động sản quốc tế Việt Nam - VIPF 2022.

Hội thảo Bất động sản và Xây dựng: Chuyển đổi và Đổi mới Sáng tạo - Ảnh 1.

Sự kiện có sự tham gia và chia sẻ của Giám đốc Điều hành Lễ hội Bất động sản Quốc Tế Việt Nam và các chuyên gia trong ngành Bất động sản - Xây dựng (BĐS - XD) của KPMG Việt Nam. Hội thảo mang đến những cập nhất mới nhất trong ngành BĐS - XD, chủ yếu xoay quanh hai ấn phẩm mới ra mắt của KPMG: báo cáo Khảo sát Bất động sản và Xây dựng: Chuyển đổi để hiệu quả và Đổi mới Sáng tạo trong Bất động sản (REIO) 2022. Qua những ấn phẩm này, KPMG ghi nhận những thách thức và cơ hội mà các doanh nghiệp BĐS - XD đang phải đối mặt, đồng thời đưa ra những góc nhìn về chuyển đổi và đổi mới sáng tạo sẽ định hình ngành BĐS - XD tại Việt Nam trong 3-5 năm tới. 

Ông Phạm Minh Toàn – Giám đốc điều hành VIPF

Ông Phạm Minh Toàn - Giám đốc điều hành VIPF

Phát biểu mở màn sự kiện, bà Lưu Bảo Liên, Trưởng Khối Bất động sản - Xây dựng và Trưởng Bộ phận Tư vấn Quản trị Tài chính tại KPMG Việt Nam, cho biết: "Những thách thức mà các tổ chức BĐS - XD tại Việt Nam đang gặp phải đến từ cả 2 yếu tố bên ngoài và nội tại doanh nghiệp. Trong khi rất khó để kiểm soát các yếu tố bên ngoài, các doanh nghiệp đang tập trung vào quản lý và kiểm soát các yếu tố nội tại. Việc chuẩn hóa quy trình hoạt động và hệ thống hóa các báo cáo quản trị sẽ phần nào giúp giải quyết các thách thức trong triển khai dự án".

Những thách thức trên buộc các doanh nghiệp BĐS - XD không thể đứng ngoài xu hướng chuyển đổi vận hành và làm mới mình. Bà Khushboo Goyal, Phó Giám đốc Khối Bất động sản - Xây dựng tại KPMG Việt Nam, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuẩn hóa quy trình hoạt động cũng như ứng dụng công nghệ vào triển khai dự án. "Quá trình triển khai dự án của các doanh nghiệp BĐS - XD thường gặp phải hai thách thức lớn là chậm tiến độ và vượt ngân sách. Những thách thức này có thể được giảm thiểu phần nào nếu giai đoạn lập kế hoạch dự án được thực hiện hiệu quả bằng cách áp dụng các công cụ và kỹ thuật tiên tiến trong ngành. Các tổ chức BĐS - XD cần tập trung vào các giải pháp cải thiện nội tại doanh nghiệp như chuẩn hóa quy trình vận hành, hệ thống hóa báo cáo quản trị hay xây dựng trung tâm giám sát/trung tâm vận hành xuất sắc, vv để vượt qua những thách thức trong triển khai dự án", bà Khushboo chia sẻ. Hơn hết, các chủ đầu tư và nhà thầu tham gia khảo sát đều nhận thấy những lợi ích rõ rệt từ việc tự động hóa các quy trình, đặc biệt là trong khâu quản lý tiến độ và ngân sách - hai chức năng "trọng yếu" của hầu hết các doanh nghiệp BĐS - XD. 

Bà Khushboo Goyal, Phó Giám đốc Khối Bất động sản – Xây dựng tại KPMG cập nhật về ngành BĐS – XD tại hội thảo

Bà Khushboo Goyal, Phó Giám đốc Khối Bất động sản - Xây dựng tại KPMG cập nhật về ngành BĐS - XD tại hội thảo

Việc chuyển đổi và đổi mới sáng tạo không chỉ quan trọng ở bối cảnh hậu Covid-19 mà còn cần thiết để các doanh nghiệp BĐS - XD đáp ứng những xu hướng mới trong ngành. Theo ông Nguyễn Chí Hiếu, Giám đốc Bộ phận Tư vấn ESG tại KPMG Việt Nam, thị trường BĐS - XD sẽ tập trung hơn vào những tiêu chí ESG trong giai đoạn 2022-2025 như hạn chế các tác hại tới môi trường hay nâng cao chất lượng không gian sống. Bên cạnh những lợi ích về mặt xây dựng, đảm bảo các tiêu chí thuộc Môi trường, Quản trị và Xã hội còn giúp các doanh nghiệp tăng sức bền cũng như thu hút nhiều cơ hội đầu tư tạo tác động.                    

"Đổi mới sáng tạo, số hóa và triển khai công nghệ là không thể tránh khỏi để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường", ông Lê Đức Anh - Phó phòng Khối Bất động sản - Xây dựng tại KPMG Việt Nam chia sẻ. 

Giới thiệu trong hội thảo, báo cáo Đổi mới Sáng tạo trong Bất động sản 2022 mang đến những góc nhìn tổng quan trong ngành, chú trọng vào những công nghệ bất động sản (proptech) và những sáng kiến trong bất động sản thương mại (corporate real estate). Phiên thảo luận cũng đề cập tới 9 hạng mục đổi mới, trong đó số hóa quy trình hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các đổi mới sáng tạo. 

Bà Lưu Bảo Liên bày tỏ niềm tin vào thị trường BĐS - XD ở Việt Nam, khi thị trường này đang trải qua nhiều tác động vĩ mô tích cực cũng như nắm các giữ tiềm năng chuyển đổi trong tương lai. 

"Nền kinh tế vĩ mô tăng trưởng tốt, nguồn cung sản phẩm dồi dào, các chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội được đẩy mạnh, cùng với những sáng kiến đổi mới đang nở rộ sẽ là bàn đạp giúp thị trường BĐS - XD ở Việt Nam vươn lên sau thời điểm khó khăn" - bà Liên cho hay.

NK
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.