Hội thảo khoa học "Các rủi ro Môi trường - Xã hội - Quản trị trong hoạt động ngân hàng"
Vừa qua, tại Hà Nội, Viện Chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) cùng đơn vị KPMG tổ chức Hội thảo khoa học "Các rủi ro Môi trường - Xã hội - Quản trị trong hoạt động ngân hàng".
Tham dự Hội thảo có bà Phạm Thị Thanh Tùng - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Đại diện Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; đại diện đơn vị KPMG cùng các nhà quản lý, lãnh đạo ngân hàng.
Được xem là huyết mạch của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đóng góp cho sự phát triển bền vững nền kinh tế. Để đảm bảo các mục tiêu chính trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng tại Việt Nam luôn nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống quản lý rủi ro cũng như mối liên hệ giữa quản trị rủi ro và lợi nhuận.
Nhận thức được vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phối hợp với Ngân hàng HDBank và đơn vị KPMG tổ chức Hội thảo khoa học: "Các rủi ro Môi trường - Xã hội - Quản trị trong hoạt động ngân hàng". Hội thảo được tổ chức nhằm chỉ ra các rủi ro về môi trường, xã hội, quản trị trong hoạt động ngân hàng, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động cho các ngân hàng tại Việt Nam cũng như khả năng giám sát hệ thống ngân hàng của các cơ quan quản lý.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận một số nội dung chính như: Đánh giá kết quả sau 3 năm triển khai Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam; ESG và rủi ro ESG trong hoạt động của ngân hàng; Tín dụng xanh và quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng trong đó tập trung vào các rủi ro liên quan đến khí hậu…
Những trao đổi, chia sẻ của đại diện các đơn vị tại Hội thảo là cơ sở quan trọng giúp Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan hoạch định chính sách tại Việt Nam tiếp tục trao đổi, thảo luận nhằm xây dựng, triển khai các chính sách, quy trình quản lý rủi ro môi trường - xã hội - quản trị mang tính thực thi cao tại Việt Nam. Từ đó thúc đẩy các hoạt động của ngân hàng tại Việt Nam ngày càng đạt hiệu quả cao.
PVTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.