Hội thảo khoa học cấp Bộ: “Nhận diện và đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị ở Việt Nam: Lý luận – Thực tiễn”
“Nhận diện và đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị ở Việt Nam: Lý luận – Thực tiễn” là chủ đề của Hội thảo khoa học cấp Bộ được Học viện Báo chí và tuyên truyền đã được tổ chức chiều ngày 27/12/2023 tại Hà Nội dưới sự cho phép của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Đoàn Chủ trì Hội thảo gồm có các đồng chí: GS, TS. Lê Văn Lợi - Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS, TS. Mai Đức Ngọc - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, Học viện Báo chí và Tuyên truyền; PGS, TS. Phạm Minh Sơn - Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền; PGS, TS. Trần Thanh Giang - Phó Giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền; TS. Nguyễn Đức Toàn - Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Hội thảo khoa học có sự góp mặt của các vị đại biểu, nhà khoa học: PGS,TS Lê Kim Việt – Nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức – Cán bộ, Giảng viên cao cấp; TS Đinh Văn Thụy – Phó Viện trưởng Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Thiếu tướng, PGS,TS. NGND Nguyễn Bá Dương - Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng nhóm Chuyên gia 35 Trung ương, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự Bộ Quốc phòng; Đồng chí Võ Văn Bé – Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật; Đại tá, PGS,TS. Bùi Đình Bôn – Nguyên Thư ký khoa học Hội đồng Lý luận Trung ương… cùng các đại biểu, nhà khoa học các ban, bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và các trường đại học trên cả nước.
Sau thời gian chuẩn bị công phu và nghiêm túc, Học viện Báo chí và Tuyên truyền - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cơ sở đào tạo trọng điểm quốc gia về lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đội ngũ giảng viên ngành lý luận Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng các cán bộ tư tưởng văn hóa, báo chí tuyên truyền tư tưởng của đảng, Nhà nước đã tổ chức Hội thảo Khoa học cấp Bộ: "Nhận diện và đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị ở Việt Nam: Lý luận – Thực tiễn". Hội thảo là dịp để các nhà khoa học thảo luận một cách sâu sắc, cụ thể, toàn diện về những vấn đề lý luận và thực tiễn trong nhận diện đấu tranh các biểu hiện cơ hội chính trị của Việt Nam hiện nay. Từ đó xác định vấn đề đặt ra, đề xuất định hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống cơ hội chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS,TS. Lê Văn Lợi - Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc Hội thảo cho biết: "Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị, đấu tranh ngăn chặn sự đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ…Cụ thể hóa đường lối trong văn kiện đại hội và các nghị quyết của trung ương trong những năm qua, Tổ chức đảng các cấp đã chủ động, tích cực trong đấu tranh, phòng chống cơ hội chính trị với nhiều kết quả quan trọng, là bước tiến mới về lý luận, nhận thức cũng như cách thức nhận diện đấu tranh cơ hội chính trị. Tuy nhiên, cơ hội chính trị vẫn là mối nguy hiểm lớn của đảng và chế độ, ngày càng phức tạp, nhiều hình thức tinh vi tiềm ẩn nguy cơ khó lường. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam như hiện nay, bối cảnh bùng nổ thông tin tạo điều kiện cho các thế lực thù địch hoạt động, tăng cường chống phá quyết liệt. Cuộc đấu tranh phòng chống cơ hội chính trị sẽ vẫn rất cam go thử thách. Do đó cần thiết phải thường xuyên nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, tìm ra những biện pháp đồng bộ, hiệu quả, lâu dài, khả thi nhằm thực hiện hiệu quả nhận diện phòng chống đấu tranh cơ hội chính trị tại Việt Nam."
Đề dẫn Hội thảo, PGS, TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã gợi mở một số vấn đề Hội thảo cần tập trung trao đổi, thảo luận: Một là, phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về nhận diện và đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị ở Việt Nam. Hai là, làm rõ cách thức nhận diện, các biểu hiện của cơ hội chính trị ở Việt Nam để có cơ sở đấu tranh phòng, chống, nhất là các biểu hiện mới xuất hiện gần đây. Ba là, phân tích thực trạng đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị ở Việt Nam hiện nay, đánh giá các thành tựu, hạn chế, làm rõ nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và rút ra các bài học kinh nghiệm. Bốn là, nêu rõ cơ hội, thách thức và những vấn đề đặt ra đối với công tác đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị ở Việt Nam trong bối cảnh mới của tình hình thế giới, khu vực và trong nước thời gian tới. Năm là, phân tích đưa ra các định hướng, đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm tăng cường nhận diện và đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị có hiệu quả ở Việt Nam trong thời gian tới.
Nhận diện và đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị ở Việt Nam được các nhà khoa học đánh giá là một trong những vấn đề nóng hiện nay được lãnh đạo Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đã có 72 bài tham luận được mang đến Hội thảo từ các lãnh đạo ban, bộ, ngành từ trung ương đến địa phương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và một số trường đại học trong cả nước được đánh giá rất chất lượng, đảm bảo được tính lý luận và thực tiễn.
Đại tá, PGS,TS. Bùi Đình Bôn – Nguyên Thư ký khoa học, Hội đồng Lý luận Trung ương chia sẻ: "Hội thảo khoa học hôm nay được chuẩn bị và tổ chức rất chu đáo, trang trọng cả về nội dung và hình thức, rất bài bản. Hội thảo có ý nghĩa cấp thiết và bức bách trong bối cảnh hiện nay. Chủ nghĩa cơ hội ra đời cùng với quá trình hình thành và phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Chúng ta hiện nay chưa có chủ nghĩa cơ hội trong Đảng nhưng những phần tử cơ hội cũng nở rộ. Cơ hội có cả trong các lĩnh vực, kinh tế, chính trị, văn hóa. Về mặt ý nghĩa thực tiễn, Hội thảo góp phần vào cuộc đấu tranh chống cơ hội. Kết quả của Hội thảo "Nhận diện và đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị ở Việt Nam: Lý luận – Thực tiễn" hôm nay tôi tin rằng sẽ được lan tỏa trong các ấn phẩm truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, góp phần vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội chính trị cơ hội ở nước ta. Về mặt lý luận, Hội thảo đã cung cấp những tư liệu rất phong phú cho những người làm công tác giảng dạy về bộ môn Mác – Lênin đặc biệt là môn Phong trào cộng sản công nhân quốc tế, xây dựng Đảng. Về người họ. Về phía người học, đây là cơ hội bồi dưỡng nâng cao kiến thức về các bộ môn khoa học xã hội nói chung đặc biệt là môn Phong trào cộng sản công nhân quốc tế vì đây là môn nghiên cứu rất sâu về chủ nghĩa cơ hội."
Sau khi nghe các nhà khoa học phát biểu tham luận và có những trao đổi sôi nổi và sâu sắc, phát biểu kết luận, PGS,TS Mai Đức Ngọc – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: "Các bài viết và các ý kiến phát biểu tại Hội thảo đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về nhận diện phòng chống và đấu tranh cơ hội chính trị ở Việt Nam hiện nay. Trong đó đã làm rõ khái niệm, bản chất, nguồn gốc cơ hội chính trị, quan điểm của Các Mác, Ăng-ghen, Lênin về đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đấu tranh, phòng chống cơ hội chính trị. Làm rõ bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước tác động đến công tác phòng chống và đấu tranh cơ hội chính trị tại Việt Nam hiện nay… Tại Hội thảo hôm nay, các bài tham luận và ý kiến phát biểu đã chia sẻ những ý kiến giá trị đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, cơ hội chính trị trong thời gian tới…Những ý kiến tham luận, các bài viết và sự quan tâm của các nhà khoa học sẽ cung cấp những luận cứ khoa học hữu ích góp phần giải quyết những vấn đề nóng, đang đặt ra đối với phòng chống và đấu tranh cơ hội chính trị tại Việt Nam. Nhiều mô hình hay, bài học kinh nghiệm sâu sắc, các giải pháp có giá trị cao đưa ra trong Hội thảo hôm nay sẽ là cơ sở quan trọng để Học viện Báo chí và Tuyên truyền xây dựng kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ quan lãnh đạo, quản lý trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng ngừa, đấu tranh, phòng chống cơ hội chính trị Việt Nam một cách có hiệu quả trong thời gian tới."
Nhật Thăng - Tiến Đạt
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 11/2024, xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt hơn 2 triệu USD, tăng 4.270% (tương đương tăng gấp 42 lần) so với cùng kỳ năm 2023.