Hội thảo kỹ thuật về quản lý và bảo trì cầu, đường bộ tại Việt Nam
Ngày 3/8/2023, tại TP. Hà Nội, Cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Công ty TNHH Tokyo Belt đồng tổ chức “Hội thảo Kỹ thuật về quản lý và bảo trì cầu, đường bộ”.
Đây là hoạt động thuộc "Khảo sát xây dựng mô hình kinh doanh với mục tiêu phát triển bền vững cho Khối doanh nghiệp tư nhân để phổ biến các phương pháp sửa chữa mặt đường có độ bền cao, sử dụng hỗn hợp gia nhiệt đàn hồi chất lượng cao tại Việt Nam" được JICA và Công ty Tokyo Belt (trụ sở tại Tokyo) triển khai từ tháng 7/2022. Khảo sát nằm trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ với mục tiêu phát triển bền vững của JICA.
Hội thảo đã giới thiệu về các vật liệu và phương pháp thi công sửa chữa đường bộ; hệ thống chứng nhận đối với các công nghệ mới; các chính sách, khung pháp lý và chi tiết hoạt động liên quan đến quản lý và bảo trì cầu, đường bộ tại Việt Nam, với mục đích giúp nâng cao hiểu biết và nhận thức của người tham gia về công tác quản lý và bảo trì cầu, đường bộ.
Tại Hội thảo, Trường Đại học Giao thông Vận tải (UTC) đã trình bày "Đánh giá và tiêu chuẩn của Việt Nam về khe co giãn", Cục ĐBVN đã trình bày "Chính sách, khung pháp lý và hoạt động bảo trì cầu, đường bộ tại Việt Nam".
Về phía Nhật Bản, Công ty Tokyo Belt và Heatlock Industry giới thiệu phương pháp thi công khe co giãn không mối nối và sửa chữa đường vẫn đảm bảo khả năng thoát nước bằng Falcon (vật liệu sửa chữa đường) của Nhật Bản.
Ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Cục trưởng Cục ĐBVN cho biết: "Tại Việt Nam, bên cạnh việc đầu tư mới vào các cơ sở hạ tầng giao thông, chúng tôi nghĩ rằng việc quản lý, bảo trì cầu, đường trong phạm vi ngân sách hạn chế cũng rất quan trọng. Để nâng cao chất lượng quản lý và bảo trì cầu, đường, chúng tôi rất kỳ vọng vào sự tiến bộ của công nghệ có tính ứng dụng cao".
Ngoài ra, các đại biểu tham dự Hội thảo cũng tích cực đặt câu hỏi về cách kiểm soát nhiệt độ của vật liệu sửa chữa đường, thời gian thi công và tuổi thọ của cầu, đường nếu áp dụng phương pháp thi công khe co giãn không mối nối.
Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề xuống cấp sớm của cầu và đường bộ do lưu lượng giao thông đông đúc, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn v.v… Bên cạnh đó, ngân sách để quản lý và bảo trì cầu, đường bộ còn hạn chế nên một số loại vật liệu và phương pháp thi công có giá thành thấp đang được sử dụng, khiến chất lượng không được đảm bảo, việc sửa chữa cầu, đường bộ thường xuyên phải tiến hành, dẫn đến chi phí vòng đời cao.
Hội thảo cho biết, với một trong các mục tiêu phát triển bền vững cụ thể của Việt Nam đến năm 2030 là "Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, chất lượng, đáng tin cậy, có khả năng chống chịu và bền vững", Chính phủ Việt Nam hiện khuyến khích các hoạt động tập trung vào công tác quản lý và bảo trì, áp dụng công nghệ tiên tiến, sử dụng hiệu quả và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông. Mặt khác, hệ thống chứng nhận công nghệ mới thông qua thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng đang được xây dựng và vận hành như một phương pháp để đưa công nghệ tiên tiến vào các công trình công cộng.
Công ty TNHH Tokyo Belt có bề dày lịch sử 77 năm và chuyên kinh doanh các linh kiện công nghiệp như dây đai, ống mềm và gia công các linh kiện nhựa. Từ năm 2012, công ty cũng bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực sửa chữa mặt đường tại Nhật Bản và có doanh thu đạt khoảng 30 triệu yên/năm, chiếm 80% thị trường thi công khe co giãn không mối nối trong nước. JICA sẽ tiếp tục cùng với các bên liên quan phía Nhật Bản và Việt Nam hỗ trợ các công ty tư nhân nhằm giải quyết các vấn đề xã hội tại Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong tương lai.
NKCác nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển biến và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Hoa Kỳ hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11 tại Việt Nam, với hơn 1.400 dự án có tổng vốn đầu tư gần 12 tỷ USD.