Hội thi pháo đất Thái Bình: Nét đẹp văn hóa truyền thống quê hương Thái Bình

Địa phương
12:48 PM 20/05/2023

Pháo đất là môn nghệ thuật trình diễn dân gian tại huyện Đông Hưng, Thái Bình. Đây không chỉ là trò chơi độc đáo, hấp dẫn mà còn là một nét đẹp truyền thống đáng được gìn giữ và phát triển.

Pháo đất đã là một trò chơi dân gian được lưu truyền lâu đời. Trò chơi pháo đất có từ thời Hai Bà Trưng và phát triển mạnh mẽ vào thời nhà Lý - Trần. Đến nay trò chơi pháo đất vẫn được duy trì và tổ chức hàng năm tại huyện Đông Hưng - Thái Bình. Môn nghệ thuật trình diễn dân gian này thường được tổ chức tại các xã: Xã Đông Cường, Mê Linh, An Châu, Phú Lương, Đông Sơn, Đông Phương, Phú Châu, Minh Phú.

Lễ hội thi pháo đất, nét đẹp văn hóa truyền thống quê hương Thái Bình - Ảnh 1.

Toàn cảnh một buổi thi pháo đất làng Phú Lương

Theo ông Mai Danh Trà, 71 tuổi, một nghệ nhân chơi pháo của xã Phú Lương: Tương truyền, khi giặc phương Bắc kéo đến xâm lược nước ta với quân đội hùng mạnh, quân ta lúc đó yếu thế lực lượng mỏng manh, vũ khí còn thô sơ. Hai Bà Trưng đã nghĩ ra cách dùng đất sét nặn thành các miếng hình nón cho quân ném xuống đất tạo ra âm thanh nổ theo tràng dài khiến quân địch thấy lạ sợ hãi mà tháo chạy. 

Từ đó, mỗi khi có hội làng, nhân dân đã diễn lại cảnh này và dần dần hình thành nên hội thi pháo đất hàng năm. Sau này, nhân dân chọn ngày 1/5 hàng năm là ngày tổ chức hội thi pháo đất và kéo dài đến hết mùa hè thu hút nhiều du khách và nhân dân địa phương đến tham gia.

Lễ hội thi pháo đất, nét đẹp văn hóa truyền thống quê hương Thái Bình - Ảnh 2.

Nghệ nhân Mai Danh Trà.

Ông Mai Danh Trà cho biết thêm: Pháo đất không phải là đất bình thường mà phải lấy từ độ sâu 1 - 2m trên làng Nguyên Xá, Đông Hưng, Thái Bình. Đất có màu xám độ dẻo cao, ít bị dính tay. Người dân sẽ lấy đất về phơi khô đập nhỏ và nhào nặn cho thật dẻo. Sau đó đất được lọc nhiều lần và dùng lá ráo nhuộm đất để loại bỏ cát và tạp chất bên trong giúp đất thêm dẻo hơn. 

Mỗi người chơi sẽ có cách nhào đất và gieo pháo khác nhau. Điều này phụ thuộc vào cách tập luyện, cảm nhận của từng người. Một quả pháo đất có đường kính từ 50x120cm và nặng tới 28kg/quả. Vì thế, đòi hỏi "pháo thủ" phải có thể lực tốt và có sự khéo léo để quản quả pháo đạt điểm cao nhất. Đây là sân chơi bổ ích, lý thú, giúp nâng cao sức khỏe, gắn kết tình làng nghĩa xóm và gìn giữ nét đẹp dân gian truyền thống.

Các pháo thủ trong quá trình làm pháo đất

Trò chơi pháo đất không những làm phong phú thêm các kho tàng trò chơi dân gian mang đậm sắc thái đặc trưng của vùng đất nông nghiệp mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. 

Hội thi pháo đất là di sản văn hóa đặc trưng của Thái Bình, nhằm tuyên truyền, vận động người dân rèn luyện sức khỏe để tích cực tăng gia sản xuất. Và hơn thế nữa, đây còn là trò chơi dân gian độc đáo, hấp dẫn, nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ, phát huy. 

Hy vọng trong tương lai trò chơi dân gian pháo đất sẽ trở thành sản phẩm du lịch thu hút du khách, góp phần quảng bá nét văn hóa độc đáo và góp phần phát triển kinh tế địa phương. 

Thành Trung - Kim Dung - Hải Long
Ý kiến của bạn
Điện Biên: Trưng bày bộ ảnh quý tại “Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ” Điện Biên: Trưng bày bộ ảnh quý tại “Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”

Tại “Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), Cục Điện ảnh sẽ giới thiệu và trưng bày một số ảnh tư liệu về đoàn làm phim tài liệu và nhiếp ảnh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ tại sảnh Rạp chiếu phim Điện Biên Phủ; đồng thời, trao tặng Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ bộ ảnh tư liệu này.