Hơn 1,4 triệu tấn hàng hóa xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái

Xuất nhập khẩu
12:18 PM 09/12/2023

Từ đầu năm đến hết ngày 30/11, tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái đạt trên 1,4 triệu tấn, tăng 74,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo tin từ Ban Quản lý Cửa khẩu quốc tế Móng Cái, tính từ đầu năm đến hết ngày 30/11, đã có 1.421.288 tấn hàng hóa các loại xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu, lối mở trên địa bàn TP. Móng Cái, tăng 74,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Cụ thể, tại Cửa khẩu cầu Bắc Luân II có 43.185 phương tiện chở 702.998 tấn hàng hóa XNK, trong đó có 508.065 tấn hàng hóa nhập khẩu và 194.933 tấn hàng hóa xuất khẩu, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm 2022. Bình quân đạt 2.493 tấn hàng hóa XNK/ngày.

Hơn 1,4 triệu tấn hàng hóa xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái- Ảnh 1.

Tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái đạt trên 1,4 triệu tấn hàng hóa.Ảnh: Internet

Tại Lối mở cầu phao tạm Km3+4 Hải Yên có 40.504 phương tiện chở 682.975 tấn hàng hóa các loại. Trong đó, hàng xuất khẩu có 163.785 tấn hoa quả; 142.259 tấn bột sắn; 208.183 tấn thủy hải sản đông lạnh; 103.866 tấn hạt khô và hàng hóa khác; 64.882 tấn tôm, cua, cá sống. Hàng hóa nhập khẩu có 11.507 phương tiện Trung Quốc vận chuyển 35.315 tấn hàng tạp, tăng 75,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Ngoài ra, lực lượng chức năng ở Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh cho hơn 3,9 triệu lượt người; trong đó, nhập cảnh hơn 1,9 triệu lượt người.

Từ ngày 29/11, lực lượng chức năng hai bên Quảng Ninh (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc) đã bắt đầu khởi động công năng xuất nhập cảnh hành khách qua Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái-Khu vực cầu Bắc Luân 2.

Chỉ trong tuần đầu khởi động, Cửa khẩu cầu Bắc Luân 2 đã thực hiện làm thủ tục cho 893 lượt người xuất nhập cảnh; trong đó phần nhiều là các vận động viên tham gia giải chạy marathon giao lưu hữu nghị quốc tế Việt-Trung lần thứ nhất.

Để hoạt động của Cửa khẩu quốc tế Móng Cái hoạt động thông suốt, hiệu quả, thời gian qua, Chi cục Hải quan Móng Cái đã triển khai nhiều giải pháp giữ chân doanh nghiệp cũ, thu hút doanh nghiệp mới, tạo nguồn thu bền vững và phát triển kinh tế địa phương. Trong đó, Chi cục chia nhóm phụ trách doanh nghiệp theo 5 ngành hàng: nhóm doanh nghiệp FDI; nhóm doanh nghiệp nhập khẩu máy móc thiết bị mỏ; nhóm doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện vận tải; nhóm doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng và nhóm doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông lâm thủy hải sản, để tạo thế chủ động trong trao đổi, hướng dẫn doanh nghiệp.

Huyền My (t/h)
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.