Hơn 2,900 tỷ đồng được Ngân hàng Nhà nước bơm vào nền kinh tế và những tác động của thị trường chứng khoán dịp cận tết Âm lịch

Đầu tư và Tiếp thị
07:30 AM 28/01/2022

Nối tiếp thông tin thị trường chứng khoán rung lắc mạnh dịp cận Tết, nếu những tác động từ Fed_Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ không tác động tới nền kinh tế Việt Nam. Thì thông tin ngày 24/1/2022, hơn 2.900 tỷ đồng vừa được NHNN bơm vào thị trường, và liệu dòng tiền này có tác động gì tới thị trường chứng khoán Việt Nam không?

photo-1643300003745

Theo số liệu Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nghiệp vụ thị trường mở _OMO vừa ghi nhận khối lượng trúng thầu hơn 2.937 tỷ đồng trong phiên giao dịch ngày hôm (24/1). Nghiệp vụ thị trường mở có vai trò quan trọng trong việc điều tiết cung cầu về vốn ngắn hạn cho các TCTD nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống của các chủ thể trong nền kinh tế.

Cụ thể, NHNN đấu thầu mua thành công 2.937,4 tỷ đồng giấy tờ có giá (Bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi,...) với ba thành viên tham gia và trúng thầu. Các tổ chức tín dụng (TCTD) này đều chấp nhận nguồn vốn từ NHNN với lãi suất lên tới 2,5%/năm, kỳ hạn 14 ngày.

Sau giao dịch này, tổng lượng tín phiếu (Tín phiếu là một loại chứng nhận những khoản nợ do Chính phủ phát hành. Tín phiếu được sử dụng bằng các hoạt động cho vay theo quy định của nhà nước.) đang lưu hành thông qua kênh OMO là 4.037 tỷ đồng. Trước đó, NHNN cũng đã cho các TCTD vay 1.060 tỷ với lãi suất 2,5% và kỳ hạn 28 ngày.

Tại thời điểm cuối năm 2021, NHNN cũng bơm hơn 9.977 tỷ đồng vào hệ thống, phục vụ cho nhu cầu thanh toán cuối năm. Số tiền đã đáo hạn và rút ra khỏi hệ thống ngân hàng trong tuần 10/1 – 14/1.

Theo các chuyên gia kinh tế, NHNN đã thu hút tổng cộng 10.538 tỷ đồng (kỳ hạn 14 ngày, tại mức lãi suất 2,5%) thông qua hoạt động thị trường mở.

photo-1643300006938

Diễn biến thị trường mở 12 tháng gần đây.

Đây là lượng OMO đáo hạn do NHNN bơm ròng trong tuần cuối cùng của năm 2021. Như vậy, lượng OMO đang lưu hành đã quay trở lại mức 0. Trong khi đó, lượng tín phiếu đang lưu hành tiếp tục đóng băng trong khoảng 1,5 năm trở lại đây.

Hoạt động giao dịch trên thị trường mở thường diễn biến sôi động trong thời điểm cuối năm và có thể kéo dài đến hết kỳ Tết Nguyên đán, khiến lãi suất liên ngân hàng tăng trở lại, đặc biệt tại các kỳ hạn dài. Việc NHNN bơm ròng qua hoạt động thị trường mở đã phần nào hỗ trợ cho thanh khoản thị trường.

Thống đốc NHNN: Năm 2022 kiểm soát chặt tín dụng vào lĩnh vực bất động sản, chứng khoán

Trong khi đó. thông tin ngày 15/1/2022, Thống đốc NHNN yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN giám sát chặt chẽ TCTD trong việc cấp tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng.

photo-1643300009325

Bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng vừa ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các chính sách trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2022.

Điều hành tín dụng hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát; chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ,...

Đặc biệt, không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng và tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp, kiểm soát tín dụng ngoại tệ phù hợp với lộ trình hạn chế đô la hóa nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ.

Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Đối với các TCTD, yêu cầu tổ chức triển khai các giải pháp về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối; chấp hành nghiêm các quy định, chỉ đạo của NHNN về tiền tệ, ngoại hối và hoạt động ngân hàng.

Về thị trường chứng khoán, tiếp nối thông tin đầy tích cực cho nhóm cổ phiếu ngân hàng. Khi phiên giao dịch ngày 25/1/2022, ghi nhận theo từng nhóm ngành, cổ phiếu nhóm ngân hàng đồng loạt giao dịch tích cực. Có tới 3 cổ phiếu tăng kịch trần là MSN, POW và VRE. Nhiều mã tăng giá trên 4% như HPG, VHM, PDR, TPB, BID, VPB, STB.

Riêng bản thân PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT), nhịp rung lắc từ thị trường có sự ảnh hưởng đến giá cổ phiếu nhưng không đáng kể, thanh khoản vẫn ở mức triển vọng. Cổ phiếu PGT vẫn ở vùng giá 10.000-12.000 (Gấp 2-3 lần thị giá cùng thời điểm vào năm 2021).

Đặc biệt trong năm 2022, ngày 5/1/2022 PGT Holdings đã hiện tăng vốn điều lệ cho công ty con Vĩnh Đại Phát lên đến trên mức tiêu chuẩn niêm yết mà sàn HNX yêu cầu là 30,000,000,000VND. PGT Holdings tin rằng năm 2022, sẽ từng bước thực hiện được kế hoạch để Vĩnh Đại Phát chuẩn bị cho việc bắt đầu niêm yết lên sàn chứng khoán.

photo-1643300012788

Thống kê giao dịch cổ phiếu PGT Holdings.

Kép lại phiên giao dịch ngày 27/1/2022, trong khi VN-Index giảm 10,82 điểm (0,73%) còn 1.470,76 điểm, HNX-Index giảm 0,55 điểm (0,13%) xuống 411,27 điểm, UPCoM-Index giảm 0,32 (0,29%) còn 108,73 điểm. Thì cổ phiếu PGT lại là điểm sáng, khi tăng điểm sau 3 phiên niêm tiếp giữ nguyên ở mốc tham chiếu. Đóng cửa ngày 27/1, giá cổ phiếu PGT là 10,200 VNĐ.

Đại diện PGT Holdings_ông Kakazu Shogo cho rằng, với kết quả kinh doanh tích cực và những triển vọng đẩy mạnh lĩnh vực kinh doanh M&A và cung ứng lao động sau khi nền kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi mở cửa thị trường, doanh nghiệp tự tin sẽ tiếp đà tăng trưởng trong năm tới.

Vì thế đó là một cơ hội tốt để các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm hiểu, rót vốn vào PGT Holdings để sinh lời, ăn lên làm ra trong thời gian tới. PGT Holdings tin rằng, một bức tranh tài chính với những chỉ số kế toán tích cực sẽ giúp PGT Holdings phát triển "nhảy vọt"trong năm 2022

Thông tin doanh nghiệp

PGT Holdings (HNX: PGT) có một xuất phát điểm là tiền thân của Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam. Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.

PGT đang đặt mục tiêu trở thành công ty M&A số 1 tại Việt Nam và thế giới. Đây cũng là lý do các nhà đầu tư đang rất quan tâm đến mã cổ phiếu tiềm năng đến từ công ty M&A của CEO Nhật Bản Kakazu Shogo. PGT Holdings tin rằng, cùng với những định hướng phù hợp trong từng giai đoạn và triết lý kinh doanh " Giá trị bền vững", PGT sẽ đem lại lợi nhuận dài hạn cho các nhà đầu tư.

Hãy follow các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn