Hơn 54% người tiêu dùng châu Á - Thái Bình Dương mua hàng online
Theo khảo sát của nhóm Bảo mật của IBM, hơn 54% người tiêu dùng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương giờ đây chỉ muốn đặt hàng online thay vì tới trực tiếp cửa hàng.
- Dân mạng rần rần đi "du lịch và ăn đặc sản online": Sao bạn còn chưa đi?
- Trước quy định khấu trừ thuế trên doanh thu với người bán online từ 1/8, Hiệp hội TMĐT Việt Nam nêu ý kiến: Các sàn đang rất bối rối!
- Ai rồi cũng bán hàng online thôi: Miss Grand Thailand 2020 livestream bán cơm cháy, son môi giữa mùa dịch
Nhóm bảo mật của Tập đoàn IBM vừa công bố kết quả mới nhất từ khảo sát hành vi người tiêu dùng trong suốt thời gian đại dịch COVID-19 cũng như sự thay đổi hành vi tiêu dùng về lâu dài để đánh giá sự ảnh hưởng lên an toàn an ninh mạng.
Theo đó, ngày càng nhiều người tiêu dùng thích nghi hơn với các tính năng và giao dịch trực tuyến.
Cụ thể, có tới hơn 54% người tiêu dùng khu vực châu Á - Thái Bình Dương giờ đây chỉ muốn đặt hàng qua mạng thay vì tới các cửa hàng hoặc gọi trực tiếp tới cửa hàng để đặt hàng. Các ghi nhận nổi bật từ kết quả khảo sát dành riêng cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương đó là: Sự bùng nổ kỹ thuật số sẽ tiếp tục kéo dài ngay cả khi đại dịch đã được khống chế. Người tiêu dùng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tham gia khảo sát này cho biết đã tạo trung bình 17 tài khoản trực tuyến mới trong thời gian đại dịch.
Và tỷ lệ này còn lên tới 60% đối với thế hệ millennials (những người sinh năm từ 1981 tới 1995). Với những người dùng này, nhiều khả năng họ thường bỏ qua các lo ngại về bảo mật để thuận tiện cho việc đặt hàng trực tuyến.
Thêm vào đó, 37% người được hỏi cho rằng họ không có kế hoạch xóa hoặc hủy kích hoạt bất kỳ tài khoản mới nào mà họ đã tạo sau khi xã hội trở lại chuẩn mực trước đại dịch. Ngoài ra, những người tiêu dùng này cũng cho biết sẽ tiếp tục gia tăng sử dụng các phương tiện và giao dịch trực tuyến trong nhiều năm tới, kể cả khi đại dịch đã kết thúc. Việc này đồng nghĩa gánh nặng bảo mật sẽ gia tăng cho các công ty cung cấp dịch vụ trực tuyến trong vấn đề đề phòng gian lận.
Việc hiểu biết hạn chế về các nguy cơ an ninh mạng của người tiêu dùng, cùng với tiến trình chuyển đối số nhanh và mạnh của các doanh nghiệp trong thời kỳ đại dịch, đã tạo ra những kẽ hở không tưởng cho các nhóm tấn công mạng vào mọi ngành nghề.
Theo các chuyên gia, bởi đa số người tiêu dùng sử dụng chung một mật khẩu cho nhiều tài khoản trực tuyến, nên việc bổ sung các bước xác định chủ tài khoản là vô cùng cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro bị đánh cắp tài khoản.
Cũng trong báo cáo của IBM, việc thất thoát dữ liệu cá nhân gây ra thiệt hại tới 3,86 tỷ USD mỗi năm. Bùng nổ các tài khoản, hoạt động giao dịch trực tuyến cũng đồng nghĩa với các doanh nghiệp liên quan có thêm nhiều dữ liệu nhạy cảm của khách hàng cần phải bảo vệ.
Do đó, các chuyên gia bảo mật đưa ra khuyến cáo, doanh nghiệp cần không ngừng và liên tục kiểm tra các chiến lược cũng như công nghệ bảo mật sẵn có, tái đánh giá hiệu quả của các kế hoạch ứng phó an ninh mạng, thường xuyên kiểm tra các ứng dụng bảo mật và đặt ra các tình huống tấn công giả định.
Hoài Thương (t/h)Số liệu công bố của Cục Thống kê TP Hà Nội sáng ngày 2/11 cho thấy, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Hà Nội trong 10 tháng năm 2024 là 425,2 nghìn tỷ đồng, đạt 104,1% dự toán năm và tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2023.