Hơn 55 triệu ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu

Quốc tế
09:06 AM 17/11/2020

Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 17/11 (giờ Việt Nam) tổng số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu là 55.265.295 ca, trong đó có 1.330.539 người thiệt mạng.

Hơn 55 triệu ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu - Ảnh 1.

Một biển hiệu trên đường phố New York hôm 14/11 kêu gọi người dân đeo khẩu trang ở nơi công cộng để phòng tránh Covid-19. Ảnh: Reuters.

Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 217 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 38.356.720 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca nguy kịch hiện là 15.578.036 ca và 99.498 ca đang điều trị tích cực.

Mỹ, Ấn Độ, Brazil là 3 “vùng dịch” lớn nhất trên thế giới.

Tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 14.163.255 trường hợp, trong đó có 326.214 ca tử vong và 5.271.214 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, cựu lục địa ghi nhận thêm 202.668 ca nhiễm và 3.507 ca tử vong mới vì COVID-19.

Trong 24 giờ qua, Bắc Mỹ ghi nhận thêm 165.206 ca nhiễm COVID-19 và 1.096 ca tử vong vì dịch bệnh, nâng các con số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 13.571.096 và 378.122 trường hợp. 

Sau nhiều tuần liên tiếp, Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất tại khu vực và trên thế giới, với tổng số 11.529.062 ca nhiễm và 252.623 ca tử vong vì COVID-19. Sau Mỹ, Mexico là nước có nhiều ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 đứng thứ 2 ở khu vực, với tổng cộng 1.006.522 và 98.542 ca ghi nhận được tính đến thời điểm hiện tại. Tiếp đến là Canada với 302.192 ca nhiễm và 11.027 ca tử vong vì COVID-19.

Trong 24 giờ qua, Nam Mỹ ghi nhận thêm 31.676 ca nhiễm và 856 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 10.389.678 trường hợp, với 310.859 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực, tiếp theo sau là Argentina, Colombia, Peru…với lần lượt 5.876.740; 1.318.384; 1.205.217; 938.268… ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại.

Tính đến sáng 17/11, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 15.161.563 trường hợp, với 267.715 ca tử vong và 13.537.591 ca điều trị khỏi. Trong tổng số 1.356.257 ca bệnh đang điều trị thì có 24.790 ca trong tình trạng nghiêm trọng. 

Trong 24 giờ qua, Ấn Độ ghi nhận thêm 28.377 ca nhiễm mới COVID-19, tiếp tục củng cố vị trí “dẫn đầu” châu Á về số ca nhiễm (8.873.994 ca). Tiếp điến là IranIraq, với lần lượt số ca nhiễm COVID-19 ghi nhận được tới thời điểm hiện tại là 775.121; 521.542 trường hợp.

Tính đến sáng 17/11, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 1.998.085 trường hợp, trong đó có 47.719 ca tử vong và 1.680.960 ca bình phục. Trong tổng số 269.406 ca đang điều trị thì có 2.573 ca trong tình trạng nguy kịch.

Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 752.269 ca nhiễm COVID-19 và 20.314 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 1.245 ca nhiễm và 73 ca tử vong. Xếp các vị trí tiếp theo trong bảng thống kê là Ma-rốc, Ai CậpEthiopia với lần lượt 296.189; 111.009; 103.056 ca nhiễm bệnh.

Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm 437 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 22 ca ở Australia và 415 ca ở French Polynesia. Hiện khu vực này ghi nhận 42.558 ca nhiễm và 997 ca tử vong vì COVID-19. Australia vẫn là nước có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 27.750 ca, tiếp theo sau là French Polynesia với 415 ca./.

Mỹ Uyên
Ý kiến của bạn
Chuyên gia hiến kế phát triển Cát Bà xanh toàn diện Chuyên gia hiến kế phát triển Cát Bà xanh toàn diện

Đó là nhận định của TS. Dư Văn Toán, Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng đi đột phá để đảo Cát Bà thực sự vươn tầm thế giới, trở thành “hình mẫu” cho các nơi khác.