Hơn 7 triệu liều vaccine COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi về trong tháng 4
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, hơn 7 triệu liều vaccine cho trẻ 5-11 tuổi sẽ về Việt Nam trong tháng 4. Công tác tiêm chủng cho trẻ sẽ được triển khai ngay sau đó khi việc kiểm định vaccine hoàn thành.
Lô vaccine sớm nhất đến Việt Nam vào ngày 9/4, với số lượng gần 1 triệu liều. Lô thứ hai khoảng hơn 2 triệu liều sẽ về vào ngày 13/4. Lô thứ ba hơn 4 triệu liều dự kiến về trước ngày 18/4. Các lô vaccine nằm trong nguồn tài trợ của chính phủ Australia dành cho Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Tuyên, tình hình dịch bệnh trong nước hiện đã có nhiều thay đổi. Việt Nam đã phát hiện biến chủng Omicron và chuyển đổi chiến lược từ phòng chống dịch sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả COVID-19. Nguồn lây nhiễm trong cộng đồng luôn tồn tại, tỷ lệ mắc COVID-19, số ca nhiễm trong nhóm trẻ đi học tăng cao dẫn đến số lượng người có miễn dịch tự nhiên trong cộng đồng liên tục tăng lên. Vì vậy, Bộ Y tế cần cân đối số lượng vaccine viện trợ và mua để đảm bảo nhu cầu tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Vaccine sẽ được tiêm cho nhóm trẻ này ngay khi về Việt Nam. Theo kế hoạch của Chương trình Tiêm chủng Mở rộng (Bộ Y tế), trẻ từ dưới 12 tuổi (tức học lớp 6) sẽ tiêm trước, sau đó hạ thấp dần độ tuổi. Các địa phương triển khai cuốn chiếu theo trường, địa bàn, căn cứ vào tình hình dịch và số lượng vaccine được cung ứng.
Hai loại vaccine tiêm chủng cho trẻ em là của Pfizer và Moderna. Trong đó, vaccine Pfizer dành cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, tiêm mỗi liều 0,2 ml; vaccine Moderna dành cho trẻ 6-11 tuổi, mỗi liều 0,25 ml. Hai vaccine này đều có liệu trình hai liều tiêm. Trẻ đã mắc COVID-19 sẽ tiêm vaccine sau 3 tháng khỏi bệnh.
Để sẵn sàng triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi vào đầu tháng 4/2022, Bộ Y tế trước đó yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp với Sở GD&ĐT rà soát, lập danh sách tiêm cho trẻ đang đi học từ lớp 1 đến lớp 6 thuộc độ tuổi từ 5-11 tuổi.
Đối với trẻ thuộc lứa tuổi này mà không đi học, Sở Y tế phối hợp với chính quyền địa phương lập danh sách xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đủ điều kiện tiêm chủng để có thể triển khai ngay khi được phân bổ vaccine. Đơn vị phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức tiêm theo hình thức chiến dịch, miễn phí tại các cơ sở tiêm chủng cố định, tại điểm tiêm lưu động và trường học (đối với những nơi tổ chức học tập trung tại trường).
Bộ Y tế cũng đề nghị cha mẹ, người giám hộ thực hiện ký Phiếu đồng ý tiêm chủng theo mẫu ban hành; điểm tiêm chủng thực hiện khám sàng lọc trước tiêm theo hướng dẫn và theo dõi, chăm sóc sau tiêm theo quy định.
Trước đó, Viện Dư luận xã hội (thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương) đã từng khảo sát ý kiến người dân về tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ em, sau đó lấy mẫu ngẫu nhiên hơn 18.000 người. Kết quả, 76% phụ huynh có con 5-11 tuổi thấy "rất cần thiết" tiêm cho trẻ; 80% cho biết "sẵn sàng đưa trẻ em đi tiêm vaccine"; 13% do dự hoặc chưa muốn tiêm cho con, 4% không sẵn sàng và 4% khác khó trả lời.
HM (t/h)Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.