HSBC: Lạm phát có thể vượt trần 4,5% trong quý II/2024

Diễn đàn
08:48 AM 11/05/2024

Theo HSBC, lạm phát có thể vượt trần 4,5% trong quý II/2024 nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, trước khi có thể giảm xuống dưới 4% so với cùng kỳ năm trước trong quý III/2024.

Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát toàn phần tháng 4 tăng 0,1% so với tháng trước, đẩy lạm phát tháng 4 so với cùng kỳ năm trước lên 4,4%. 

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Trong báo cáo "Vietnam at a glance" vừa được HSBC phát hành, lạm phát dường như đã trở thành một vấn đề "báo động" khi đây là lần đầu tiên trong hơn một năm rưỡi lạm phát tăng đến gần mức trần 4,5% mà mục tiêu Quốc hội đề ra.

Yếu tố chính khiến lạm phát tăng vẫn là giá dầu cao hơn và giá thực phẩm tăng. Yếu tố giá dầu một lần nữa nhắc chúng ta về mức độ dễ bị ảnh hưởng của Việt Nam đối với những biến động trên thị trường hàng hóa thế giới, trong khi đó, yếu tố liên quan đến lạm phát thực phẩm cho thấy ngay cả với một nước xuất khẩu lương thực như Việt Nam cũng không tránh khỏi ảnh hưởng từ chi phí thực phẩm cao.

“Chúng tôi dự báo lạm phát sẽ vượt trần 4,5% trong quý II/2024 nhưng cũng chỉ trong thời gian rất ngắn, trước khi có thể giảm xuống dưới 4% so với cùng kỳ năm trước trong quý III/2024”. 

Chuyên gia từ HSBC cũng cho rằng tăng lãi suất trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng còn yếu có thể không tốt cho những tăng trưởng kinh tế mới "chớm nở". Đồng thời, đây cũng không phải là biện pháp ưu tiên để hỗ trợ cho đồng nội tệ.

Trong khi đó, chia sẻ với báo chí, TS. Cấn Văn Lực dự báo cho năm 2024 là lạm phát sẽ cao hơn so với năm 2023, nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Ông dự kiến rằng lạm phát năm nay sẽ dao động khoảng 3,5 - 4%, so với mức 3,25% của năm trước. Ông nhấn mạnh rằng mặc dù lạm phát tăng, nhưng vẫn ở mức kiểm soát dưới 4%.

Lý do chính dẫn đến dự báo lạm phát tăng dưới 4% là do nền kinh tế đang phục hồi tốt hơn, dẫn đến sự tăng về vòng quay tiền, lương và một số giá hàng hóa như điện, học phí, và viện phí. Ông nhấn mạnh rằng việc tăng giá này là để giảm bớt áp lực đối với các ngành giáo dục và y tế.

Trong tình hình này, việc điều hành tiền tệ và kiểm soát lạm phát vẫn được nhà nước thực hiện hiệu quả, đặc biệt là đối với hai lĩnh vực quan trọng là lương thực thực phẩm và xăng dầu, chiếm 70% lạm phát của đất nước. Điều này cho thấy sự cần thiết của việc tiếp tục kiểm soát mạnh mẽ đối với hai mặt hàng này.

An Mai (t/h)
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.