Hưng Thịnh Incons (HTN): Năm 2020 lãi ròng 362 tỷ đồng, cao gấp 2 lần năm trước

Doanh nghiệp - Doanh nhân
12:33 PM 03/02/2021

Riêng quý 4/2020, Hưng Thịnh Incons (HTN) lãi gần 59 tỷ đồng giảm 41% so với cùng kỳ do các dự án thi công chậm tiến độ vì Covid – 19.

Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Incons (Mã CK: HTN) đã công bố BCTC quý 4/2020 và lũy kế cả năm 2020.

Theo đó, riêng quý 4 doanh thu thuần đạt gần 1.040 tỷ đồng giảm 18% so với cùng kỳ, giá vốn hàng bán cũng giảm đáng kể nên lợi nhuận gộp đạt 156,6 tỷ đồng, giảm 6,3% so với quý 4/2019.

Trong kỳ, Hưng Thịnh Incons ghi nhận hơn 17 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính cao gấp gần 4 lần cùng kỳ từ lãi tiền gửi, tiền cho vay tuy nhiên chi phí tài chính cũng tăng cao từ 21 tỷ đồng lên 48,7 tỷ đồng, chi phí bán hàng lên tới hơn 24 tỷ đồng trong khi cùng kỳ không phát sinh khoản chi phí này nên kết quả sau khi trừ các khoản chi phí LNST đạt gần 59 tỷ đồng, giảm gần 41% so với quý 4/2019 trong đó LNST công ty mẹ là 57 tỷ đồng.

Theo giải trình từ phía công ty, nguyên nhân lợi nhuận sụt giảm là do một số dự án có tiến độ thi công thực tế chậm hơn so với kế hoạch vì ảnh hưởng bởi đại dịch Covid – 19.

Lũy kế cả năm 2020, doanh thu thuần đạt 4.552 tỷ đồng, tăng 23,7% so với cùng kỳ, nhờ tiết kiệm giá vốn nên LNST đạt 376 tỷ đồng, tăng 101% so với năm 2019, trong đó LNST công ty mẹ là hơn 362 tỷ đồng, tương đương EPS đạt 10.962 đồng.

Hưng Thịnh Incons (HTN): Năm 2020 lãi ròng 362 tỷ đồng, cao gấp 2 lần năm trước - Ảnh 1.

Trên sàn chứng khoán cổ phiếu HTN đã có mức tăng giá ấn tượng trong một năm qua, hiện đang giao dịch ở mức 34.500 đ/CP so với mức giá 13.490 đ/CP phiên giao dịch hồi đầu năm 2020 tương ứng tăng trưởng 156%.

Hưng Thịnh Incons (HTN): Năm 2020 lãi ròng 362 tỷ đồng, cao gấp 2 lần năm trước - Ảnh 2.
Trần Dũng
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.