Hưng Yên: Chủ động ứng phó bão số 3

Địa phương
05:04 PM 21/07/2025

Dự báo tỉnh Hưng Yên chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 3 (có tên quốc tế là Bão WIPHA)

Theo dự báo Đài khí Tương Thủy văn tỉnh Hưng Yên, từ đêm ngày 21/7 vùng biển ngoài khơi tỉnh Hưng Yên gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 9, cấp 10 giật cấp 11, cấp 12; sóng biển cao từ 3-4 m; biển động dữ dội. Từ ngày 21-23/7, trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to và dông với lượng phổ biến từ 200-300mm, có nơi trên 300mm.

Hồi 13h ngày 21/7, tâm bão ở khoảng 21,1°N; 109,1°E, cách Quảng Ninh khoảng 120km, Hải Phòng 260km, Hưng Yên 280km và Ninh Bình khoảng 310km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất cấp 9–10 (75–102km/h), giật cấp 12. Bão di chuyển hướng Tây Tây Nam với tốc độ 10–15km/h.

Để chủ động ứng phó bão số 3, tính đến ngày 21/7, UBND tỉnh Hưng Yên đã chủ động yêu cầu các đơn vị, cơ quan tập trung triển khai phương án phòng, chống bão thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý theo phương châm "Bốn tại chỗ" (lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ, phương tiện và hậu cần tại chỗ); cấm biển trên toàn tỉnh, yêu cầu các phương tiện tàu thuyền dừng hoạt động và trở về nơi trú tránh an toàn; di dời các hộ lao động nuôi trồng thuỷ sản, hải sản, các hộ dân sinh sống ở khu vực nhà tầng xuống cấp, nhà yếu, nhà tạm, khu vực nguy hiểm vào nơi an toàn để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân; Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời ứng cứu 24/24.

Hưng Yên: Chủ động ứng phó bão số 3- Ảnh 1.

Bão số 3 Wipha mạnh trở lại cấp 10, giật cấp 12. - Ảnh: NCHMF

Trong những diễn biến phức tạp mà cơn bão số 3 vẫn đang tiếp diễn, UBND tỉnh Hưng Yên đề nghị lực lượng quân sự tỉnh tăng cường phối hợp cùng các với các các xã ven biển và các cơ quan chức năng khẩn trương kêu gọi, kiểm đếm, hướng dẫn các tàu, thuyền vào nơi tránh, trú an toàn, sắp xếp không để xảy ra va chạm và chìm tàu tại nơi neo đậu; quản lý, theo dõi chặt chẽ các tàu, thuyền, các phương tiện hoạt động trên biển tại các khu neo đậu.

Cùng với đó, UBND tỉnh Hưng Yên cũng đề nghị các đơn vị, cơ quan cần tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra công trình đê điều, đặc biệt là các vị trí, công trình trọng điểm xung yếu; Khẩn trương chằng chống nhà cửa, nhà máy, kho tàng, trường học, bệnh viện, bến cảng, biển hiệu và các lồng, bè, trang trại nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản ở trên sông, ven biển (đặc biệt ở các xã ven biển); cắt tỉa cành cây lớn để đảm bảo an toàn; triển khai phương án đảm bảo an toàn công trình hạ tầng, hệ thống lưới điện, viễn thông; Triển khai các phương án bảo vệ trọng điểm đê điều; các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, tài sản, nhà xưởng, hạ tầng; Triệt để tiêu nước, chủ động vận hành các trạm bơm tiêu khi có yêu cầu.

Thành Trung - Tú Anh
Ý kiến của bạn
Thương mại điện tử: Đòn bẩy xuất khẩu bền vững Thương mại điện tử: Đòn bẩy xuất khẩu bền vững

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu.