Hướng đi nào cho doanh nghiệp để sống sót qua đại dịch?

Doanh nghiệp - Doanh nhân
04:33 PM 14/06/2021

Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, các doanh nghiệp nên làm gì để có những chuyển biến tích cực trong thời gian tới?

Ông Nguyễn Hoà Bình, Chủ tịch HĐQT NextTech Group từng chia sẻ câu chuyện: "Một quán bar nổi tiếng ở Trung Quốc bị đóng cửa vì dịch. Thay vì nằm yên, họ đã livestream chương trình đánh nhạc kéo dài 5 tiếng. Họ thu hút hơn 1 triệu người tham gia. Thực tế, khi hoạt động, họ chỉ có thể thu hút được một vài ngàn người. Hoạt động online giúp họ thu về 2 triệu tệ (khoảng 6 tỷ đồng) từ tiền tip. Thành công này khiến họ tính tới hình thức mới là kinh doanh online ngay cả khi dịch bệnh đã qua đi".

Hướng đi nào cho doanh nghiệp để sống sót qua đại dịch? - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp nên có hướng đi riêng để tồn tại sau đại dịch.

Hướng đi nào cho từng mô hình kinh doanh?

Chia sẻ về quan điểm kinh doanh tại Hội thảo “Làm sao để sống sót qua đại dịch COVID-19”,  ông Nguyễn Hoà Bình, Chủ tịch HĐQT NextTech Group, cho rằng: "Dịch bệnh như 1 thảm họa thiên nga đen với mọi lĩnh vực, ngành nghề, 100 năm có một". Từ nay đến lúc đó, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ phải sẵn sàng chuẩn bị cho tình huống khó khăn nhất là dịch bệnh kéo dài".

Trước tình hình dịch bệnh không biết đến khi nào mới chấm dứt, các doanh nghiệp Việt Nam phải dựa vào sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng nội địa. Thực tế, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nếu tạm ngừng kinh doanh trong thời điểm này sẽ dễ mất cơ hội vào tay đối thủ năng động hơn. Các chuyên gia đều cho rằng, nhóm doanh nghiệp này không nên tạm ngừng mà nên duy trì hoạt động kinh doanh ở mức phù hợp, an toàn phòng chống dịch, chú trọng chuyển đổi số.

Hiện tại, trong bối cảnh kinh doanh khó khăn hiện nay, ở Hiệp hội Doanh nhân trẻ, các doanh nghiệp đang được khuyến khích sử dụng các sản phẩm của nhau. Các câu lạc bộ như Xúc tiến thương mại, Doanh nghiệp công nghệ cao… của Hiệp hội khuyến khích thành viên chia sẻ thông tin về các thị trường.

Chuyển đổi số là điệp khúc không bao giờ cũ

Chuyển đổi số các hoạt động kinh doanh là tất yếu và không thể thiếu của mọi ngành nghề. Đây là cơ hội "vàng" cho các doanh nghiệp công nghệ và người tiêu dùng Việt Nam tiến nhanh hơn lên 4.0. Chuyển đổi số, không chỉ của doanh nghiệp mà từng người dân. Ví dụ, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy hay không uống rượu khi tham gia giao thông... rất hiệu quả.

Thực tế, trong quá khứ, các doanh nghiệp công nghệ từng phải "đốt tiền" để thu hút người dùng với những chi phí siêu đắt đỏ. Đại dịch giúp các doanh nghiệp thực hiện điều này hết sức hiệu quả.

Hướng đi nào cho doanh nghiệp để sống sót qua đại dịch? - Ảnh 2.

Chuyển đổi số là điệp khúc không bao giờ cũ.

Nhiều chuyên gia gọi chuyển đổi số là cú hích bởi trước đây các doanh nghiệp vẫn ngại ngần, lo ngại rủi ro hoặc đã quên với mô hình cũ thì giờ đây là cơ hội để chuyển đổi số vì không làm thì không có khách hàng.

Theo ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, có đến 70% doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội đang chuyển mình theo hướng này. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đã cung cấp dịch vụ ngay trên không gian mạng, thay vì đến tận nơi để trò chuyện. Các cuộc họp trực tuyến giữa Trung ương Hội và các hội viên cũng đã tăng lên.

Mô hình kinh doanh nào sẽ được ưu tiên hỗ trợ tài chính?

Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ không nên chỉ trông chờ vào gói hỗ trợ của nhà nước. Thực tế, startup công nghệ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng chưa bao giờ chờ tới các gói cứu trợ từ chính phủ hay ngân hàng.

Ngoài ra, trong trường hợp khó tiếp cận với nguồn vốn chính thức, cơ hội được dành cho lĩnh vực Fintech. Việt Nam còn xa lạ với lĩnh vực này nhưng thế giới không phải mới. Ở Mỹ hay Trung Quốc, doanh nghiệp nhỏ có thể vay những khoản vốn từ các công ty công nghệ tài chính. Họ không cần tài sản thế cấp, các khoản vay được cấp dựa vào dữ liệu kinh doanh.

Thực tế, ngân hàng cũng là một doanh nghiệp. Giảm lãi hay giãn nợ cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của ngân hàng. Nếu các chi nhánh ngân hàng không được giảm chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận thì chắc chắn chi nhánh đó sẽ "làm lơ", nếu không thì không đạt chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận hàng tháng, hàng quý.

Minh Anh
Ý kiến của bạn
Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06 Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06

Từ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.